Bê bối hiến tạng gây chấn động tại Mỹ: Điều phối viên bị cáo buộc thúc ép rút máy lấy tạng khi tim vẫn còn đập

Phan Hiền
Phan Hiền
Phản hồi: 0

Phan Hiền

Thành viên nổi tiếng
Một cuộc điều tra liên bang gần đây đã làm rung chuyển hệ thống hiến tạng tại bang Kentucky (Mỹ), khi phát hiện hàng loạt sai phạm liên quan đến việc lấy nội tạng từ những bệnh nhân chưa được xác nhận tử vong hoàn toàn.

Tổ chức Network for Hope (trước đây là Kentucky Organ Donor Affiliates - KODA), đơn vị điều phối hiến tạng lớn nhất tại bang Kentucky, đang đối mặt với áp lực cải tổ mạnh mẽ sau khi bị cáo buộc thực hiện quy trình lấy tạng không tuân thủ nguyên tắc đạo đức y khoa. Báo cáo từ Cơ quan Quản lý Tài nguyên và Dịch vụ Y tế (HRSA) cho thấy trong 4 năm qua, tổ chức này có liên quan đến ít nhất 73 ca hiến tạng bị hủy do bệnh nhân vẫn có dấu hiệu nhận thức hoặc phục hồi.

Trong hệ thống hiến tạng tại Mỹ, phần lớn người hiến là bệnh nhân chết não. Tuy nhiên, một xu hướng ngày càng phổ biến là hiến tạng sau khi chết tuần hoàn, tức bệnh nhân chưa chết não nhưng được xác định không thể hồi phục và đang sống nhờ máy hỗ trợ. Trong trường hợp này, nội tạng chỉ được lấy sau khi bệnh nhân qua đời tự nhiên và đã được xác nhận tử vong hoàn toàn, bao gồm thời gian chờ tối thiểu 5 phút sau khi ngừng tim.

1753326623458.png

(Một ca phẫu thuật ghép tạng. Ảnh: ABC News.)

Tuy vậy, HRSA phát hiện nhân viên của Network for Hope đã nhiều lần gây áp lực với bác sĩ và gia đình bệnh nhân nhằm đẩy nhanh quá trình ngắt máy hỗ trợ, kể cả khi bệnh nhân vẫn còn phản xạ rõ ràng. Một số bệnh nhân sau đó đã tử vong trong đau đớn, một số khác thậm chí hồi phục và xuất viện, như trường hợp ông Anthony Thomas Hoover II vào năm 2021 đã hé lộ lỗ hổng vô nhân đạo trong hoạt động điều trị và hiến tạng của Network for Hope.

Ngoài ra, nhiều nhân viên của tổ chức cũng bị cáo buộc không đánh giá đúng tình trạng bệnh nhân do ảnh hưởng của thuốc an thần, khiến cho quá trình đưa ra quyết định hiến tạng trở nên thiếu chính xác và thiếu cơ sở.

1753326654179.png

(Nội tạng trong một ca phẫu thuật cấy ghép. Ảnh: Med Page Today.)

Trước những phát hiện nghiêm trọng này, Quốc hội Mỹ đã yêu cầu giám sát chặt chẽ hơn đối với hệ thống hiến tạng. Tổ chức Network for Hope buộc phải thực hiện ba biện pháp cải tổ: đánh giá thần kinh mỗi 12 giờ đối với người hiến tiềm năng, đào tạo lại toàn bộ nhân viên, và đảm bảo bất kỳ cá nhân nào trong quy trình có quyền yêu cầu tạm dừng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.

Vụ việc không chỉ làm dấy lên tranh cãi về quy trình hiến tạng tại Kentucky, mà còn đặt ra câu hỏi lớn về đạo đức, tính minh bạch và giám sát trong hệ thống ghép tạng trên toàn nước Mỹ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top