Cách tính lương giáo viên các cấp theo dự thảo mới

ngangianggalaxy1st
Lê Nhã Linh
Phản hồi: 1

Lê Nhã Linh

Thành viên nổi tiếng
Nhiều cơ sở giáo dục đã đăng tải dự thảo Nghị định về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp, chính sách hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo.

Công thức tính tiền lương nhà giáo

Tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị định có đề xuất về công thức tính tiền lương như sau:

Tiền lương=(Hệ số lương được hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung + mức chênh lệch bảo lưu (nếu có))xMức lương cơ sởxHệ số lương đặc thù
Trong đó, hệ số lương được hưởng cụ thể như sau:

Đối tượng áp dụngHệ số lương áp dụngHệ số lương đặc thù
Giáo viên dự bị đại học cao cấp
Giáo viên trung học phổ thông cao cấp
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp
Các chức danh tương đương khác
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)1,1
Phó giáo sư
Giảng viên cao cấp
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)1,2
Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non cao cấp
Các chức danh tương đương khác
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.2 (từ hệ số lương 5,75)1,2
Giáo viên dự bị đại học chính
Giáo viên trung học phổ thông chính
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính
Các chức danh tương đương khác
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.1 (từ hệ số lương 4,40)1,25
Giảng viên chính
Giảng viên cao đẳng sư phạm chính
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.1 (từ hệ số lương 4,40)1,3
Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non chính
Các chức danh tương đương khác
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.2 (từ hệ số lương 4,00)1,3
Giáo sưÁp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)1,3
Giáo viên dự bị đại học
Giáo viên trung học phổ thông, trung học
cơ sở, tiểu học, mầm non
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết
Các chức danh tương đương khác
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34)1,45
Giảng viên
Giảng viên cao đẳng sư phạm
Trợ giảng
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34)1,5
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành
Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học chưa đạt trình độ chuẩn (trình độ cao đẳng)
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành
Các chức danh tương đương khác
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10)1,6
Giáo viên tiểu học, mầm non chưa đạt trình độ chuẩn (trình độ trung cấp)
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp
Các chức danh tương đương khác
Áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương
1,86)
1,6

- Hệ số phụ cấp chức vụ: được thực hiện theo quy định tại Điều 7 dự thảo Nghị định.

- Phụ cấp thâm niên vượt khung: được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Mức chênh lệch bảo lưu: Trường hợp hệ số lương cũ nhân với hệ số lương đặc thù cũ (nếu có) cao hơn hệ số lương mới nhân với hệ số lương đặc thù mới thì nhà giáo được hưởng mức chênh lệch bảo lưu. Mức chênh lệch bảo lưu được xác định như sau:

Mức chênh lệch bảo lưu = [Hệ số lương cũ x hệ số lương đặc thù cũ (nếu có)] – [Hệ số lương mới x hệ số lương đặc thù mới]
- Mức lương cơ sở hiện tại là 2,34 triệu đồng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

1753598268703.png


Bảng lương giáo viên các cấp dự kiến, chưa bao gồm phụ cấp

Căn cứ vào công thức nêu trên, người viết thống kế toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp theo Dự thảo Nghị định tiền lương mới để thầy cô thêm thông tin tham khảo.

Lưu ý: Bảng lương giáo viên dưới đây chưa bao gồm các loại phụ cấp của giáo viên. Theo dự thảo mới, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo các mức từ 25% đến 80%.

1. Đối với Giáo viên dự bị đại học cao cấp; giáo viên trung học phổ thông cao cấp; giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp; các chức danh tương đương khác:



Bậc lươngHệ số lươngHệ số lương đặc thùMức lương (đơn vị: Việt Nam đồng)
16,201,115.958.800
26,5616.885.440
36,9217.812.080
47,2818.738.720
57,6419.665.360
68,0020.592.000
2. Đối với Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non cao cấp; các chức danh tương đương khác:

Bậc lươngHệ số lươngHệ số lương đặc thùMức lương (đơn vị: Việt Nam đồng)
15,751,216.146.000
26,1117.156.880
36,4718.167.760
46,8319.178.640
57,1920.189.520
67,5521.200.400
3. Đối với Giáo viên dự bị đại học chính; giáo viên trung học phổ thông chính; giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính; các chức danh tương đương khác:

Bậc lươngHệ số lươngHệ số lương đặc thùMức lương (đơn vị: Việt Nam đồng)
14,401,2512.870.000
24,7413.864.500
35,0814.859.000
45,4215.853.500
55,7616.848.000
66,1017.842.500
76,4418.837.000
86,7819.831.500
4. Đối với Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non chính; các chức danh tương đương khác:

Bậc lươngHệ số lươngHệ số lương đặc thùMức lương (đơn vị: Việt Nam đồng)
14,001,312.168.000
24,3413.202.280
34,6814.236.560
45,0215.270.840
55,3616.305.120
65,7017.339.400
76,0418.373.680
86,3819.407.960
5. Đối với Giáo viên dự bị đại học; giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non; giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết; các chức danh tương đương khác:

Bậc lươngHệ số lươngHệ số lương đặc thùMức lương (đơn vị: Việt Nam đồng)
12,341,457.939.620
22,679.059.310
33,0010.179.000
43,3311.298.690
53,6612.418.380
63,9913.538.070
74,3214.657.760
84,6515.777.450
94,9816.897.140
6. Đối với Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học chưa đạt trình độ chuẩn (trình độ cao đẳng); giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành; các chức danh tương đương khác:

Bậc lươngHệ số lươngHệ số lương đặc thùMức lương (đơn vị: Việt Nam đồng)
12,101,67.862.400
22,419.023.040
32,7210.183.680
43,0311.344.320
53,3412.504.960
63,6513.665.600
73,9614.826.240
84,2715.986.880
94,5817.147.520
104,8918.308.160
7. Đối với Giáo viên tiểu học, mầm non chưa đạt trình độ chuẩn (trình độ trung cấp); giáo viên giáo dục nghề nghiệp; các chức danh tương đương khác:

Bậc lươngHệ số lươngHệ số lương đặc thùMức lương (đơn vị: Việt Nam đồng)
11,861,66.963.840
22,067.712.640
32,268.461.440
42,469.210.240
52,669.959.040
62,8610.707.840
73,0611.456.640
83,2612.205.440
93,4612.954.240
103,6613.703.040
113,8614.451.840
124,0615.200.640
Dự kiến 09 loại phụ cấp đối với nhà giáo tại dự thảo chính sách tiền lương

Căn cứ tại Điều 5 dự thảo Nghị định đề xuất các loại phụ cấp đối với nhà giáo như sau:

1. Phụ cấp chức vụ.

2. Phụ cấp thâm niên vượt khung.

3. Phụ cấp thâm niên nhà giáo.

4. Phụ cấp trách nhiệm công việc.

5. Phụ cấp khu vực.

6. Phụ cấp lưu động.

7. Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

8. Phụ cấp ưu đãi nghề.

9. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Nguyên tắc chung thực hiện chế độ phụ cấp theo dự thảo chính sách tiền lương

Theo Điều 6 dự thảo Nghị định có đề xuất nguyên tắc chung thực hiện chế độ phụ cấp như sau:

1. Nhà giáo được điều động hoặc biệt phái đến địa bàn nào thì được hưởng các mức phụ cấp áp dụng thực hiện tương ứng ở địa bàn đó. Trường hợp các mức phụ cấp áp dụng tại cơ sở giáo dục nơi đi cao hơn cơ sở giáo dục nơi đến thì nhà giáo được bảo lưu các chế độ phụ cấp được hưởng trước khi điều động hoặc biệt phái với thời gian như sau:

- Tối đa 36 tháng đối với trường hợp điều động nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục công lập;

- Tối đa 12 tháng đối với trường hợp điều động nhà giáo từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ quan quản lý giáo dục;

- Thời gian biệt phái đối với trường hợp được cử đi biệt phái.

2. Nhà giáo thuộc đối tượng vừa được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Nghị định này và vừa được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề khác thì chỉ được hưởng 01 mức phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất. Nhà giáo công tác tại ngành, lĩnh vực có chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của ngành, lĩnh vực thì được hưởng thêm chế độ phụ cấp đặc thù đó.

3. Trường hợp đơn vị hành chính nơi mà cơ sở giáo dục đang hoạt động được cấp có thẩm quyền thay đổi loại đơn vị hành chính mà phân loại đơn vị hành chính cũ được hưởng các mức phụ cấp cao hơn, thì nhà giáo đang công tác tại cơ sở giáo dục đó tiếp tục được các hưởng mức phụ cấp này trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định phân loại đơn vị hành chính mới của cơ quan có thẩm quyền. Nhà giáo được tuyển dụng sau thời điểm quyết định phân loại đơn vị hành chính mới có hiệu lực được hưởng mức phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính mới.

4. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc của cơ sở giáo dục có nhiều cấp học hoặc nhiều trình độ đào tạo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp chức vụ đối với cấp học hoặc trình độ đào tạo có mức phụ cấp cao nhất.

Nhà giáo trong cơ sở giáo dục có nhiều cấp học hoặc nhiều trình độ đào tạo được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cấp học, trình độ đào tạo có số tiết thực dạy hoặc giờ chuẩn giảng dạy nhiều hơn trong tháng. Trường hợp số tiết thực dạy hoặc giờ chuẩn giảng dạy bằng nhau trong tháng thì nhà giáo được hưởng mức phụ cấp cao nhất.

Trong thời gian nghỉ hè, nhà giáo hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề của cấp học theo chức danh được bổ nhiệm.

5. Nhà giáo dạy liên trường theo phân công của cơ quan có thẩm quyền được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với cơ sở giáo dục nơi ký hợp đồng đối với nhà giáo. Trường hợp nhà giáo được phân công dạy liên trường ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và giảng dạy từ 50% định mức quy định trở lên trong tháng thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

6. Nhà giáo được giao kiêm nhiệm các công việc có chi trả phụ cấp trách nhiệm thì được hưởng tổng các phụ cấp trách nhiệm cho các công việc kiêm nhiệm đó nhưng không quá 02 công việc kiêm nhiệm.

7. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của cơ sở giáo dục có nhiều điểm trường hoặc phân hiệu thì được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề của điểm trường hoặc phân hiệu có mức phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất. Nhà giáo được phân công dạy ở nhiều điểm trường hoặc phân hiệu được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề của điểm trường hoặc phân hiệu có số tiết thực dạy hoặc số chuẩn giảng dạy nhiều hơn trong tháng (bao gồm cả số tiết được quy đổi, giảm hoặc tính đủ theo quy định). Trường hợp số tiết thực dạy hoặc giờ chuẩn giảng dạy bằng nhau trong tháng thì nhà giáo được hưởng mức phụ cấp cao nhất.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Theo tác giả Cao Nguyên, báo
Giáo dục Việt Nam
 
Xin hỏi : Giáo viên Đại học dự bị ( chính, cao cấp) hiểu thế nào ? Ở bậc Đại học, tại sao không dùng chức danh Giảng viên mà là Giáo viên ? Cơ sở nào định danh như thế , có học theo nước nào hay chỉ ở VN ta sáng tạo ra ?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top