Phuong Chi
Thành viên nổi tiếng
Bộ Nội vụ nêu rõ, năm 2025 chưa có cơ sở xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và các chính sách khác.
Gửi câu hỏi đến Bộ Nội vụ, chị N.T.T. nêu, thực hiện Kết luận số 83-KL/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg, giao Bộ Nội vụ thực hiện trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương.
Chị T. mong muốn Bộ Nội vụ thông tin về việc thực hiện nội dung này.
Bên cạnh đó, chị này cũng hỏi về việc năm 2025 có thực hiện tăng lương cơ sở theo tình hình phát triển kinh tế xã hội hay không?
Giải đáp về việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan đến chế độ nâng bậc lương, Bộ Nội vụ cho biết, việc sửa đổi chế độ nâng bậc lương liên quan đến sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trong đó có nội dung về chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương.
Về tiến độ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, theo bộ này, thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị, trong đó giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Theo đó, cơ quan này phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026, khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Về việc tăng lương cơ sở trong năm 2025 và đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức còn tiếp tục làm việc, Bộ Nội vụ thông tin, năm 2025, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025.
Tuy nhiên, trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động về kinh tế - xã hội, thu ngân sách nhà nước dự báo gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, theo bộ này, năm 2025 chưa có cơ sở xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và các chính sách khác.
Trước đó, thông tin về báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ 1/7/2024.
So với năm 2018 (trước khi có Nghị quyết 27 của Trung ương), mức lương cơ sở đã được điều chỉnh từ 1,390 triệu đồng lên 2,340 triệu đồng/tháng (tăng thêm 68,3%), cao hơn 43,5% so với mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tổng rà soát lại toàn bộ các chính sách liên quan đến tiền lương, phụ cấp của các đối tượng trong khu vực công liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt là xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, việc điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2026 còn phù thuộc vào tình hình kinh tế đất nước và rất nhiều yếu tố tác động khác. Lãnh đạo ngành đề nghị lui lại một bước và có tính toán kỹ lưỡng với việc này.
Gửi câu hỏi đến Bộ Nội vụ, chị N.T.T. nêu, thực hiện Kết luận số 83-KL/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg, giao Bộ Nội vụ thực hiện trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương.

Chị T. mong muốn Bộ Nội vụ thông tin về việc thực hiện nội dung này.
Bên cạnh đó, chị này cũng hỏi về việc năm 2025 có thực hiện tăng lương cơ sở theo tình hình phát triển kinh tế xã hội hay không?
Giải đáp về việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan đến chế độ nâng bậc lương, Bộ Nội vụ cho biết, việc sửa đổi chế độ nâng bậc lương liên quan đến sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trong đó có nội dung về chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương.
Về tiến độ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, theo bộ này, thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị, trong đó giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Theo đó, cơ quan này phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026, khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Về việc tăng lương cơ sở trong năm 2025 và đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức còn tiếp tục làm việc, Bộ Nội vụ thông tin, năm 2025, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025.
Tuy nhiên, trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động về kinh tế - xã hội, thu ngân sách nhà nước dự báo gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, theo bộ này, năm 2025 chưa có cơ sở xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và các chính sách khác.
Trước đó, thông tin về báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ 1/7/2024.
So với năm 2018 (trước khi có Nghị quyết 27 của Trung ương), mức lương cơ sở đã được điều chỉnh từ 1,390 triệu đồng lên 2,340 triệu đồng/tháng (tăng thêm 68,3%), cao hơn 43,5% so với mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tổng rà soát lại toàn bộ các chính sách liên quan đến tiền lương, phụ cấp của các đối tượng trong khu vực công liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt là xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, việc điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2026 còn phù thuộc vào tình hình kinh tế đất nước và rất nhiều yếu tố tác động khác. Lãnh đạo ngành đề nghị lui lại một bước và có tính toán kỹ lưỡng với việc này.
Nguồn: Dân Trí