Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.
Điều này được minh chứng rằng cứ đến cuối tuần, nhất là vào dịp Tết, lễ, trên tuyến đường Hoàng Hoa Thám, Bà Triệu, Nguyễn Trường Tộ nơi tập trung khá nhiều quán bánh khọt thường xuyên bị kẹt xe. Khánh đứng xếp hàng dài, chờ bàn trống để vào quán.
Đây là một trong những quán có tuổi đời lâu nhất tại Vũng Tàu và cũng được nhiều người nhắc đến nhất. Chị và gia đình chờ gần một tiếng đồng hồ mới đến lượt mình có bánh.
"Tôi không nghĩ là quán đông đến vậy, xung quanh tôi cũng toàn là những gương mặt háo hức. Bánh ăn giòn, kèm rau, nước chấm vừa miệng. Cũng thỏa công chờ đợi. Nhưng nhân viên ở đây hơi kém vì phải phục vụ nhiều người quá", chị nhận xét.
(Bánh khọt nhân mực, ăn kèm các loại rau, nước mắm, đu đủ xắt sợi - Ảnh: Hoàng Lê)
Thậm chí có ông chủ kinh doanh vàng trên đường Hoàng Hoa Thám quyết định dẹp tiệm vàng để mở quán bánh khọt và quán đông khách.
Quán Bamboo (cây tre) trên đường Lương Văn Can trước đây chỉ phục vụ dân địa phương nhưng khi con đường mở rộng thông thoáng, quán trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Ưu điểm của quán là khá rộng rãi, thoáng, chỗ rửa tay tươm tất.
Chị Mỹ Hạnh sinh ra và lớn lên ở Vũng Tàu nhận xét: "Ngày xưa người ta gọi đổ bánh khọt. Khi khay bánh nóng lên, thợ cho miếng mỡ vào chảo để mỡ chảy ra từ từ, tráng đáy khay bánh rồi đổ bột vào. Cách làm này tỉ mỉ và tốn thời gian. Giờ đây, để phục vụ số lượng khách quá lớn, người ta đem chiên bánh cho nhanh.
Thợ đổ một lượng dầu lớn vào khay cho nóng sau đó đổ bột vào để bánh nhanh chín và giòn. Thậm chí có quán còn chiên trước, khách vào chỉ cần làm nóng lại. Cách làm này khiến bánh cứng, khô. Chất lượng giảm đi nhiều".
(Đổ bánh khọt tại quán Đồi Khổng Tước - Ảnh: Hoàng Lê)
"Mấy quán lớn ngoài mặt tiền đường phục vụ khách du lịch. Người dân địa phương ít ăn. Vũng Tàu có nhiều quán bánh khọt nằm trong đường nhỏ, trong hẻm, cách đổ bánh truyền thống, giá bình dân chỉ bằng 1/2 giá quán lớn thôi nhưng ăn vẫn ngon", chị Hạnh vui vẻ nói.
Theo thời gian và hoàn cảnh, một số quán không giữ hương vị nhớ thương của bánh khọt ngày xưa.
(Bánh khọt nhân tôm tại quán Gốc Vú Sữa - Ảnh: Hoàng Lê)
Nhưng có lẽ giữa biển trời mây nước, lấy một cái bánh khọt nóng giòn, quấn vào đó là cây cải, rau thơm, một chút đu đủ sợi rồi chấm vào chén nước mắm pha ớt, hương vị tươi xanh của thiên nhiên lùa vào miệng khiến vị giác được thỏa mãn.
Ấy vì thế mà bánh khọt Vũng Tàu đến nay vẫn tồn tại và phát triển mạnh.
Ngay như người dân Vũng Tàu đi xa cũng nhớ bánh khọt. Bạn Ngọc Hân dân gốc Vũng Tàu hiện đang là sinh viên Đại học Hutech ở TP.HCM kể mỗi lần dẫn bạn về chơi nhà đều đưa các bạn đi ăn bánh khọt. Hân bảo mình đã ăn mấy quán bánh khọt ở TP.HCM rồi nhưng vẫn thấy không ngon bằng Vũng Tàu nhà mình.
Điều này được minh chứng rằng cứ đến cuối tuần, nhất là vào dịp Tết, lễ, trên tuyến đường Hoàng Hoa Thám, Bà Triệu, Nguyễn Trường Tộ nơi tập trung khá nhiều quán bánh khọt thường xuyên bị kẹt xe. Khánh đứng xếp hàng dài, chờ bàn trống để vào quán.
Chờ cả tiếng mới được ăn bánh khọt
Chị Ngọc Yến làm việc tại Nhật về thăm Việt Nam du lịch đến Vũng Tàu, ghé quán Gốc Vú Sữa để thưởng thức bánh khọt.Đây là một trong những quán có tuổi đời lâu nhất tại Vũng Tàu và cũng được nhiều người nhắc đến nhất. Chị và gia đình chờ gần một tiếng đồng hồ mới đến lượt mình có bánh.
"Tôi không nghĩ là quán đông đến vậy, xung quanh tôi cũng toàn là những gương mặt háo hức. Bánh ăn giòn, kèm rau, nước chấm vừa miệng. Cũng thỏa công chờ đợi. Nhưng nhân viên ở đây hơi kém vì phải phục vụ nhiều người quá", chị nhận xét.

(Bánh khọt nhân mực, ăn kèm các loại rau, nước mắm, đu đủ xắt sợi - Ảnh: Hoàng Lê)
Thậm chí có ông chủ kinh doanh vàng trên đường Hoàng Hoa Thám quyết định dẹp tiệm vàng để mở quán bánh khọt và quán đông khách.
Quán Bamboo (cây tre) trên đường Lương Văn Can trước đây chỉ phục vụ dân địa phương nhưng khi con đường mở rộng thông thoáng, quán trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Ưu điểm của quán là khá rộng rãi, thoáng, chỗ rửa tay tươm tất.
Ngày xưa đổ bánh, nay giống chiên hơn
Với những người dân sống tại Vũng Tàu, hoặc du khách sành ăn thì dù vẫn chọn bánh khọt để thưởng thức nhưng họ cho rằng hương vị bánh không còn ngon như ngày xưa.Chị Mỹ Hạnh sinh ra và lớn lên ở Vũng Tàu nhận xét: "Ngày xưa người ta gọi đổ bánh khọt. Khi khay bánh nóng lên, thợ cho miếng mỡ vào chảo để mỡ chảy ra từ từ, tráng đáy khay bánh rồi đổ bột vào. Cách làm này tỉ mỉ và tốn thời gian. Giờ đây, để phục vụ số lượng khách quá lớn, người ta đem chiên bánh cho nhanh.
Thợ đổ một lượng dầu lớn vào khay cho nóng sau đó đổ bột vào để bánh nhanh chín và giòn. Thậm chí có quán còn chiên trước, khách vào chỉ cần làm nóng lại. Cách làm này khiến bánh cứng, khô. Chất lượng giảm đi nhiều".

(Đổ bánh khọt tại quán Đồi Khổng Tước - Ảnh: Hoàng Lê)
"Mấy quán lớn ngoài mặt tiền đường phục vụ khách du lịch. Người dân địa phương ít ăn. Vũng Tàu có nhiều quán bánh khọt nằm trong đường nhỏ, trong hẻm, cách đổ bánh truyền thống, giá bình dân chỉ bằng 1/2 giá quán lớn thôi nhưng ăn vẫn ngon", chị Hạnh vui vẻ nói.
Theo thời gian và hoàn cảnh, một số quán không giữ hương vị nhớ thương của bánh khọt ngày xưa.

(Bánh khọt nhân tôm tại quán Gốc Vú Sữa - Ảnh: Hoàng Lê)
Nhưng có lẽ giữa biển trời mây nước, lấy một cái bánh khọt nóng giòn, quấn vào đó là cây cải, rau thơm, một chút đu đủ sợi rồi chấm vào chén nước mắm pha ớt, hương vị tươi xanh của thiên nhiên lùa vào miệng khiến vị giác được thỏa mãn.
Ấy vì thế mà bánh khọt Vũng Tàu đến nay vẫn tồn tại và phát triển mạnh.
Ngay như người dân Vũng Tàu đi xa cũng nhớ bánh khọt. Bạn Ngọc Hân dân gốc Vũng Tàu hiện đang là sinh viên Đại học Hutech ở TP.HCM kể mỗi lần dẫn bạn về chơi nhà đều đưa các bạn đi ăn bánh khọt. Hân bảo mình đã ăn mấy quán bánh khọt ở TP.HCM rồi nhưng vẫn thấy không ngon bằng Vũng Tàu nhà mình.
Bánh khọt là loại bánh dân dã, nguyên liệu làm bánh không khó kiếm. Nhưng để làm nên đĩa bánh ngon không đơn giản.
Bột làm bánh là bột gạo. Gạo phải lựa loại ngon rồi tự đem xay. Có thể cho thêm chút cơm xay nhuyễn vào bột. Tôm, mực làm nhân phải thật tươi. Nước mắm chấm bánh cũng rất quan trọng. Nước mắm dùng loại ngon, pha mặn mặn ngọt ngọt. Đu đủ bào sợi, bỏ vào nước mắm cho thấm.
Thợ đổ bánh khéo léo tạo nên bánh có vỏ giòn, ruột mềm, nhân tôm, mực, thịt vừa chín tới mới đúng chuẩn. Khi bánh chín, gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành. Bánh khọt ăn kèm rau sống đủ các loại, nào là cải bẹ xanh, xà lách, rau thơm...
Bánh khọt ngày xưa chỉ có nhân tôm. Nhưng để phục vụ nhu cầu thưởng thức đa dạng của du khách, nhân bánh ngày nay đa dạng hơn, nào là nhân thịt, mực, tôm rồi cả trứng cút nữa.
Trích nguồn tin: tuoitre.vn