Đề thi vẽ hay đề văn? Đại học Kiến trúc Hà Nội khiến nhiều người bất ngờ

Phan Hiền
Phan Hiền
Phản hồi: 0

Phan Hiền

Thành viên nổi tiếng
Hà Nội - "Thi ca như họa". Ngày đầu tháng 7, góp thêm sức nóng cho Kỳ thi trọng đại của đất nước, đề thi vẽ Mỹ thuật của Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2025 đã kiến nhiều người thích thú. Một đề thi vẽ đã khiến thí sinh không chỉ cầm bút chì mà còn phải “động não như thi Văn”, đồng thời khiến dân mạng... cười ra nước mắt vì bất ngờ. Nhiều người nói đùa, lứa 2K7 là lứa có mùa thi Đại học đặc biệt chưa từng có.

Đề thi Năng khiếu của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội hôm 1/7 gây bất ngờ vì cho hai khổ thơ, yêu cầu thể hiện một bố cục tạo hình, diễn tả hình ảnh 'đất thêu nắng'. Hiện đề thi được chia sẻ liên tiếp trên mạng xã hội từ tối qua, thu hút hàng chục nghìn lượt tương tác.

1751510594295.png

(Đề thi Vẽ mỹ thuật 2 của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội hôm 1/7. Ảnh: Schannel.)

Trong đó, trường đưa ngữ liệu từ bài thơ "Đi giữa đường thơm", sách Ngữ Văn lớp 11, tập hai, của tác giả Huy Cận. Bằng các đường nét, mảng sắc độ khác nhau, thí sinh cần thể hiện một bố cục tạo hình, diễn tả hình ảnh "đất thêu nắng" trong đoạn trích, trong một hình chữ nhật kích thước 18 cm x 24 cm bằng chất liệu chì đen, không quá 5 cấp độ.

"Đề rất kiểu thi Văn nhưng hóa ra lại thi Vẽ", một người dùng bình luận.

Từ cảm xúc thành hình ảnh - một đề thi vượt ra ngoài khuôn khổ

Không còn là những bài kiểm tra kỹ thuật đơn thuần, đề thi năm nay đẩy thí sinh vào một thử thách bất ngờ, phải biết cảm nhận, phân tích, rồi “dịch” thơ thành hình ảnh. Từ “đất thêu nắng”, một hình ảnh mang tính ẩn dụ - các thí sinh buộc phải tưởng tượng nên không gian thị giác riêng của mình: có thể là cảnh đồng quê mùa hạ, một con phố nhỏ rực rỡ, hay đơn giản là dáng người thiếu nữ bước qua ánh nắng đầu xuân.

1751510953707.png

(Thí sinh dự thi bài thi năng khiếu vào Đại học Kiến trúc Hà Nội hôm 1/7 - Ảnh: HAU.)

Chia sẻ ngay sau buổi thi, nhiều thí sinh cho biết dù cảm thấy “bối rối” khi đọc đề, nhưng chính điều đó lại mở ra một không gian sáng tạo mới mẻ.

“Ban đầu em hơi hoang mang vì học mãi toàn chân dung, bóng đổ… Giờ phải vẽ thơ thì đúng là không lường trước. Nhưng sau khi định thần lại, em thấy thích. Vì ít nhất, mình được vẽ bằng cảm xúc thật”, thí sinh Minh Quân (Hà Nội) nói.

Sự kết hợp giữa Văn học và Mỹ thuật - không phải chuyện mới, nhưng luôn gây cảm xúc

Đại học Kiến trúc Hà Nội vốn nổi tiếng với các đề thi có chiều sâu cảm xúc. Trong nhiều năm, đề thi năng khiếu của trường đã không ít lần khai thác chất liệu văn học để làm nền tảng cho phần thi vẽ như đề bài năm 2022 lấy cảm hứng từ thơ Nguyễn Hồng Vinh, hay năm 2019 mượn hình ảnh Quan họ để thí sinh sáng tác.

Theo thầy Phan Trung Kiên, giảng viên bộ môn Hình họa ứng dụng, việc đưa yếu tố thơ ca vào đề thi không phải để “gây khó”, mà là để khuyến khích tư duy nghệ thuật toàn diện: “Chúng tôi muốn tìm kiếm những thí sinh không chỉ giỏi kỹ thuật, mà còn biết cảm thụ. Một kiến trúc sư giỏi không chỉ vẽ đúng, mà còn cần cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa trong không gian sống.”

Mùa hè 2025, dù không là một mùa hè mấy yên ả cho các sĩ tử 2K7 khi phải đối mặt với nhiều thử thách: chương trình thi mới, thông báo đầy sóng gió với các sĩ tử yêu khối C, đề thi THPT Quốc gia khó nhằn, và bây giờ là kỳ thi năng kiếu mới lạ. Nhưng tôi tin chắc chăn đó là một mùa hè, mùa thi rực rỡ nhất, ở đấy các bạn được sống và trảỉ nghiệm hết khả năng của tuổi trẻ bản thân. (Các sĩ tử 2K7 cố lên 🥰)
 
Sửa lần cuối:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top