Thanh Hải Lucky
Thanh Hải Lucky
Trong tuần qua, mình đã nhận được rất nhiều cuộc gọi và hẹn tư vấn cho phụ huynh 2k10 xin tư vấn trực tiếp liên quan đến việc chọn ban và môn học khi chuẩn bị vào lớp 10. Điều khiến tôi trăn trở là: khi hỏi "Con định thi ngành gì, vào trường đại học nào?" thì phần lớn học sinh đều trả lời "Chưa biết, chưa nghĩ đến." Và không ít phụ huynh cũng lúng túng, không hình dung rõ việc chọn môn học bây giờ có ảnh hưởng thế nào đến định hướng nghề nghiệp sau này của con.
Nhiều phụ huynh nghĩ đơn giản cứ chọn theo khối A-B-C-D như thời bố mẹ cách đây hơn 20 năm là được và các con nghĩ rằng việc chọn ban, chọn môn từ lớp 10 chỉ đơn giản là chọn môn mình thích, hoặc học tốt, “né” những môn khó ra, đa số sợ lý, hóa, sinh thì tốt nhất là không đăng ký. Nhưng thật ra, đây là bước đi đầu tiên mở ra hướng xét tuyển đại học nên phải chọn căn cứ theo định hướng ngành nghề mình định thi sau này.Sự mơ hồ này dễ khiến các em chọn tổ hợp môn học theo thói quen: chọn theo khối tự nhiên, xã hội, chọn theo bạn bè, hoặc chọn những môn mà mình thấy dễ học, dễ lấy điểm… mà không cân nhắc xem môn đó có nằm trong tổ hợp xét tuyển đại học của ngành mình muốn theo đuổi không. Tổ hợp xét tuyển hiện nay chủ yếu dựa trên các môn học ở THPT, vì vậy nếu chọn sai từ đầu, học sinh sẽ dễ bị rơi vào thế bị động, phải điều chỉnh nguyện vọng, học bổ sung hoặc bỏ lỡ cơ hội vào ngành yêu thích.
Hậu quả là đến lớp 12, khi thời điểm xét tuyển cận kề, nhiều học sinh lại vội vàng điều chỉnh nguyện vọng, hoặc tệ hơn là bị giới hạn lựa chọn ngành vì tổ hợp mình học không phù hợp. Có em phải học lại, có em đành từ bỏ ước mơ vì không còn kịp thay đổi tất cả bắt nguồn từ một quyết định tưởng như nhỏ: chọn ban học lớp 10.
Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp không nên để "tới đâu hay tới đó". Phụ huynh và học sinh nên bắt đầu từ việc xác định trước những ngành học hoặc lĩnh vực mà con có hứng thú. Tiếp theo là tra cứu website chính thức của các trường đại học, xem ngành đó xét tuyển theo tổ hợp nào, ghi lại 2–3 tổ hợp phổ biến nhất để lên kế hoạch học tập phù hợp.
Trên thực tế, ngay từ những năm đầu trung học, học sinh đã có thể bước đầu hình thành nhận thức về sở thích, năng lực của bản thân và khám phá sơ bộ các nhóm ngành nghề phù hợp. Khi được định hướng sớm, các em hiểu rõ yêu cầu của từng ngành nghề, từng khối thi, từng tổ hợp môn từ đó lựa chọn môn học tự chọn một cách chủ động, đúng đắn và tự tin.
Định hướng sớm không chỉ giúp học đúng mà còn thi đúng, xét tuyển đúng và thành công sớm trên con đường sự nghiệp. Vì vậy, tôi mong rằng, các bậc phụ huynh và học sinh đừng chọn ban "cho xong", mà hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ càng. Theo dõi các kênh chính thức của trường đại học, cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để giúp con có cái nhìn đúng về các ngành nghề sẽ theo đuổi.
Nhiều phụ huynh nghĩ đơn giản cứ chọn theo khối A-B-C-D như thời bố mẹ cách đây hơn 20 năm là được và các con nghĩ rằng việc chọn ban, chọn môn từ lớp 10 chỉ đơn giản là chọn môn mình thích, hoặc học tốt, “né” những môn khó ra, đa số sợ lý, hóa, sinh thì tốt nhất là không đăng ký. Nhưng thật ra, đây là bước đi đầu tiên mở ra hướng xét tuyển đại học nên phải chọn căn cứ theo định hướng ngành nghề mình định thi sau này.Sự mơ hồ này dễ khiến các em chọn tổ hợp môn học theo thói quen: chọn theo khối tự nhiên, xã hội, chọn theo bạn bè, hoặc chọn những môn mà mình thấy dễ học, dễ lấy điểm… mà không cân nhắc xem môn đó có nằm trong tổ hợp xét tuyển đại học của ngành mình muốn theo đuổi không. Tổ hợp xét tuyển hiện nay chủ yếu dựa trên các môn học ở THPT, vì vậy nếu chọn sai từ đầu, học sinh sẽ dễ bị rơi vào thế bị động, phải điều chỉnh nguyện vọng, học bổ sung hoặc bỏ lỡ cơ hội vào ngành yêu thích.
Hậu quả là đến lớp 12, khi thời điểm xét tuyển cận kề, nhiều học sinh lại vội vàng điều chỉnh nguyện vọng, hoặc tệ hơn là bị giới hạn lựa chọn ngành vì tổ hợp mình học không phù hợp. Có em phải học lại, có em đành từ bỏ ước mơ vì không còn kịp thay đổi tất cả bắt nguồn từ một quyết định tưởng như nhỏ: chọn ban học lớp 10.
Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp không nên để "tới đâu hay tới đó". Phụ huynh và học sinh nên bắt đầu từ việc xác định trước những ngành học hoặc lĩnh vực mà con có hứng thú. Tiếp theo là tra cứu website chính thức của các trường đại học, xem ngành đó xét tuyển theo tổ hợp nào, ghi lại 2–3 tổ hợp phổ biến nhất để lên kế hoạch học tập phù hợp.
Trên thực tế, ngay từ những năm đầu trung học, học sinh đã có thể bước đầu hình thành nhận thức về sở thích, năng lực của bản thân và khám phá sơ bộ các nhóm ngành nghề phù hợp. Khi được định hướng sớm, các em hiểu rõ yêu cầu của từng ngành nghề, từng khối thi, từng tổ hợp môn từ đó lựa chọn môn học tự chọn một cách chủ động, đúng đắn và tự tin.
Định hướng sớm không chỉ giúp học đúng mà còn thi đúng, xét tuyển đúng và thành công sớm trên con đường sự nghiệp. Vì vậy, tôi mong rằng, các bậc phụ huynh và học sinh đừng chọn ban "cho xong", mà hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ càng. Theo dõi các kênh chính thức của trường đại học, cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để giúp con có cái nhìn đúng về các ngành nghề sẽ theo đuổi.

Phụ huynh nên đồng hành cùng con, giúp con xác định sớm ngành học mong muốn hoặc ít nhất là lĩnh vực quan tâm (y tế, công nghệ, kinh tế, giáo dục, nghệ thuật...). Sau đó, tra cứu tổ hợp môn mà các ngành này yêu cầu xét tuyển, từ đó chọn ban học phù hợp từ lớp 10. Đây là cách thiết thực nhất để con vừa học đúng định hướng vừa tối ưu cơ hội trúng tuyển vào đại học sau này. Một điều tôi muốn chia sẻ với phụ huynh và các con là: Hãy chọn ban, chọn môn học THPT một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng vì chọn môn không chỉ là chọn để học, mà là đang chọn để mở cánh cửa tương lai.
Cô Thanh Hải Lucky
Tư vấn tâm lý giáo dục và hướng nghiệp
#Tưvấnphụhuynh