Spring Hill
Thành viên nổi tiếng
Hàng ngày, Tươi tổ chức mổ khoảng 40-50 con lợn với giá nhập là 35.000-40.000 đồng/kg hơi, và bán ra với giá 55.000-60.000 đồng/kg thịt. Lợn của Tươi đều là lợn chết, phần lớn nhiễm bệnh.
Liên quan đường dây mổ, bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với 5 đối tượng về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Các đối tượng gồm: Lê Văn Tươi (31 tuổi), Nguyễn Thị Thư (vợ Tươi), Dư Đình Hợi (42 tuổi), Nguyễn Viết Chiếm (38 tuổi, cùng ở xã Hòa Xá, Hà Nội) và Đặng Văn Huy (ở Hà Nội).
Theo cơ quan chức năng, ngày 30/6, tổ công tác Phòng Cảnh sát Kinh tế phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 (Chi cục Quản lý thị trường TP) và Chi cục chăn nuôi, thủy sản và thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường TP) kiểm tra cơ sở giết mổ lợn của Lê Văn Tươi, phát hiện có nhiều con lợn nghi nhiễm tả lợn châu Phi.
Lê Văn Tươi khai nhận đã mua thu gom lợn dịch bệnh về để giết, mổ bán làm thực phẩm cho một số cá nhân kinh doanh thịt lợn tại một chợ đầu mối trên địa bàn TP.
Hàng ngày, Tươi tổ chức mổ khoảng 40-50 con lợn từ khoảng 0h30 đến 3h, với giá nhập là 35.000-40.000 đồng/kg hơi, và bán ra với giá 55.000-60.000 đồng/kg thịt.
Mở rộng điều tra, công an cũng làm rõ hành vi thu gom lợn bệnh bán lại cho Tươi của Đặng Văn Huy.
Ngày 1/7, lực lượng chức năng kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang, phường Đại Mỗ, TP Hà Nội. Quá trình kiểm tra kiot của Dư Đình Hợi, cảnh sát phát hiện 367kg thịt lợn có hiện tượng biến đổi màu sắc và bốc mùi.
Qua điều tra, công an xác định, từ đầu năm, Hợi mua lợn chết của các đối tượng tại khu vực huyện Ứng Hòa, huyện Mỹ Đức (cũ), Hà Nội hoặc tỉnh Hòa Bình (cũ - nay là tỉnh Phú Thọ) với giá khoảng 20.000 đồng/kg rồi mang về tập kết tại nhà riêng.
Tại đây, Hợi mổ phanh lợn rồi dùng xe tải vận chuyển ra chợ Phùng Khoang để tiêu thụ. Tại kiot của mình, Hợi cùng vợ sơ chế thịt rồi trực tiếp bán cho khách hàng.
Để tránh cơ quan chức năng và người tiêu dùng phát hiện, Hợi sử dụng tiết lợn để tẩm lên các miếng thịt với mục đích làm tươi và để lẫn với thịt lợn tươi sống khác trên bàn thịt.
Cũng tại chợ Phùng Khoang, cảnh sát kiểm tra kiot của Nguyễn Viết Chiếm, thu giữ 426kg thịt lợn có dấu hiệu mất vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Với thủ đoạn tương tự như Dư Đình Hợi, Chiếm cũng thu mua lợn chết, sơ chế rồi bán lại cho khách hàng, trong đó có khách hàng bán lại cho các cửa hàng, nhà ăn để kiếm lời. Trung bình, mỗi ngày Chiếm bán 5-7 con lợn với khối lượng khoảng một tấn.
Liên quan đường dây mổ, bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với 5 đối tượng về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Các đối tượng gồm: Lê Văn Tươi (31 tuổi), Nguyễn Thị Thư (vợ Tươi), Dư Đình Hợi (42 tuổi), Nguyễn Viết Chiếm (38 tuổi, cùng ở xã Hòa Xá, Hà Nội) và Đặng Văn Huy (ở Hà Nội).
Theo cơ quan chức năng, ngày 30/6, tổ công tác Phòng Cảnh sát Kinh tế phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 (Chi cục Quản lý thị trường TP) và Chi cục chăn nuôi, thủy sản và thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường TP) kiểm tra cơ sở giết mổ lợn của Lê Văn Tươi, phát hiện có nhiều con lợn nghi nhiễm tả lợn châu Phi.

Đối tượng Lê Văn Tươi (Ảnh: Công an Hà Nội).
Lê Văn Tươi khai nhận đã mua thu gom lợn dịch bệnh về để giết, mổ bán làm thực phẩm cho một số cá nhân kinh doanh thịt lợn tại một chợ đầu mối trên địa bàn TP.
Hàng ngày, Tươi tổ chức mổ khoảng 40-50 con lợn từ khoảng 0h30 đến 3h, với giá nhập là 35.000-40.000 đồng/kg hơi, và bán ra với giá 55.000-60.000 đồng/kg thịt.
Mở rộng điều tra, công an cũng làm rõ hành vi thu gom lợn bệnh bán lại cho Tươi của Đặng Văn Huy.
Ngày 1/7, lực lượng chức năng kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang, phường Đại Mỗ, TP Hà Nội. Quá trình kiểm tra kiot của Dư Đình Hợi, cảnh sát phát hiện 367kg thịt lợn có hiện tượng biến đổi màu sắc và bốc mùi.
Qua điều tra, công an xác định, từ đầu năm, Hợi mua lợn chết của các đối tượng tại khu vực huyện Ứng Hòa, huyện Mỹ Đức (cũ), Hà Nội hoặc tỉnh Hòa Bình (cũ - nay là tỉnh Phú Thọ) với giá khoảng 20.000 đồng/kg rồi mang về tập kết tại nhà riêng.
Tại đây, Hợi mổ phanh lợn rồi dùng xe tải vận chuyển ra chợ Phùng Khoang để tiêu thụ. Tại kiot của mình, Hợi cùng vợ sơ chế thịt rồi trực tiếp bán cho khách hàng.

Số lợn bệnh bị phát hiện (Ảnh: C.P.).
Để tránh cơ quan chức năng và người tiêu dùng phát hiện, Hợi sử dụng tiết lợn để tẩm lên các miếng thịt với mục đích làm tươi và để lẫn với thịt lợn tươi sống khác trên bàn thịt.
Cũng tại chợ Phùng Khoang, cảnh sát kiểm tra kiot của Nguyễn Viết Chiếm, thu giữ 426kg thịt lợn có dấu hiệu mất vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Với thủ đoạn tương tự như Dư Đình Hợi, Chiếm cũng thu mua lợn chết, sơ chế rồi bán lại cho khách hàng, trong đó có khách hàng bán lại cho các cửa hàng, nhà ăn để kiếm lời. Trung bình, mỗi ngày Chiếm bán 5-7 con lợn với khối lượng khoảng một tấn.
Nguồn: Dân Trí