Trương Cẩm Tú
Guest
Thật khó tin, một sinh viên đại học 22 tuổi, hằng ngày tiếp xúc với mạng xã hội, tin tức và những cảnh báo về lừa đảo, lại có thể rơi vào bẫy của các đối tượng giả danh công an.
Ngày 2/7, Công an phường Yên Hòa (Hà Nội) cho biết đã kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Rạng sáng 1/7, ông N. (48 tuổi, quê Lạng Sơn) trình báo việc con trai ông, anh P., hiện đang là sinh viên bị bắt cóc và yêu cầu gia đình chuộc người bằng tiền.
Ngay lập tức, công an phường vào cuộc. Đến 4h sáng cùng ngày, họ tìm thấy anh P. đang ở trong một nhà nghỉ trên địa bàn. Qua làm việc, công an xác định anh bị các đối tượng lừa đảo gọi điện, tự xưng là công an, đe dọa bằng loạt “lệnh” như tạm giam, tịch thu tài sản, thậm chí là án phạt tù, với lý do anh có liên quan đến đường dây ma túy và rửa tiền.
Chúng yêu cầu anh chuyển 20 triệu đồng để “phục vụ điều tra”. Hoảng loạn, anh P. đã gọi người thân để xin tiền chuyển gấp. Rất may, Công an phường Yên Hòa đã kịp thời can thiệp, giải thích và giúp anh nhận ra đây là trò lừa đảo. Nhờ vậy, số tiền chưa bị mất, và một vụ việc đáng tiếc đã được ngăn chặn.
Sau sự việc, ông N. đã gửi thư cảm ơn lực lượng công an vì đã hành động nhanh chóng, bảo vệ tài sản và sự an toàn cho gia đình. Nhưng điều khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng là: Vì sao một người trẻ, có học, lại có thể bị mắc lừa dễ dàng đến vậy?
dantri.com.vn
Ngày 2/7, Công an phường Yên Hòa (Hà Nội) cho biết đã kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Rạng sáng 1/7, ông N. (48 tuổi, quê Lạng Sơn) trình báo việc con trai ông, anh P., hiện đang là sinh viên bị bắt cóc và yêu cầu gia đình chuộc người bằng tiền.
Ngay lập tức, công an phường vào cuộc. Đến 4h sáng cùng ngày, họ tìm thấy anh P. đang ở trong một nhà nghỉ trên địa bàn. Qua làm việc, công an xác định anh bị các đối tượng lừa đảo gọi điện, tự xưng là công an, đe dọa bằng loạt “lệnh” như tạm giam, tịch thu tài sản, thậm chí là án phạt tù, với lý do anh có liên quan đến đường dây ma túy và rửa tiền.

Chúng yêu cầu anh chuyển 20 triệu đồng để “phục vụ điều tra”. Hoảng loạn, anh P. đã gọi người thân để xin tiền chuyển gấp. Rất may, Công an phường Yên Hòa đã kịp thời can thiệp, giải thích và giúp anh nhận ra đây là trò lừa đảo. Nhờ vậy, số tiền chưa bị mất, và một vụ việc đáng tiếc đã được ngăn chặn.
Sau sự việc, ông N. đã gửi thư cảm ơn lực lượng công an vì đã hành động nhanh chóng, bảo vệ tài sản và sự an toàn cho gia đình. Nhưng điều khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng là: Vì sao một người trẻ, có học, lại có thể bị mắc lừa dễ dàng đến vậy?

Tìm thấy nam sinh đại học ở Hà Nội ở nhà nghỉ sau khi nhận "Lệnh tạm giam"
(Dân trí) - Bị các đối tượng giả danh công an gọi điện đe dọa, gửi các "Lệnh tạm giam", "Lệnh tịch thu tài sản"..., anh P. (nam sinh đại học) trốn vào nhà nghỉ, gọi gia đình chuyển tiền.