Trần Nam
Thành viên nổi tiếng
Trước khi bão Wipha đổ bộ, người dân các tỉnh ven biển như: Hải Phòng, Quảng Ninh... đã dùng nhiều cách gia cố nhà cửa như cho xe vào thùng container, quấn ô tô trong chăn hay xếp lốp xe lên mái nhà.
Thuê container giấu xe sang, quấn chăn cho ô tô
Bão số 3 (bão Wipha) đang tiến sát đất liền, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình… Theo dõi tin tức, người dân không khỏi lo lắng khi biết đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển, đất liền rộng và nguy hiểm.
Tại Quảng Ninh, rút kinh nghiệm từ cơn bão Yagi, vài ngày qua, các hộ dân và chủ cửa hàng đã tháo dỡ các biển bảng, chằng chống nhà cửa cẩn thận.
Cuối giờ chiều 21/7, trước khi bão số 3 ảnh hưởng đến đất liền, anh Nguyễn Thành Luân (SN 1985, chủ vựa Hải Sản Đông Dương ở Bãi Cháy, Quảng Ninh) hoàn tất lắp đặt các container để che chắn phía trước và hai bên mặt bằng kinh doanh rộng khoảng 3.000m2.
Thuê container giấu xe sang, quấn chăn cho ô tô
Bão số 3 (bão Wipha) đang tiến sát đất liền, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình… Theo dõi tin tức, người dân không khỏi lo lắng khi biết đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển, đất liền rộng và nguy hiểm.
Tại Quảng Ninh, rút kinh nghiệm từ cơn bão Yagi, vài ngày qua, các hộ dân và chủ cửa hàng đã tháo dỡ các biển bảng, chằng chống nhà cửa cẩn thận.
Cuối giờ chiều 21/7, trước khi bão số 3 ảnh hưởng đến đất liền, anh Nguyễn Thành Luân (SN 1985, chủ vựa Hải Sản Đông Dương ở Bãi Cháy, Quảng Ninh) hoàn tất lắp đặt các container để che chắn phía trước và hai bên mặt bằng kinh doanh rộng khoảng 3.000m2.
Người đàn ông thuê container để trước cửa hàng để tránh gió bão (Ảnh: Thành Công)
Theo anh Luân, mỗi container nặng 5 tấn, được thuê với giá 6 triệu đồng/chiếc. Để đảm bảo an toàn cho toàn bộ cửa hàng, anh phải huy động 18 container. Ngoài ra, toàn bộ phần mái được gia cố, chằng chống cẩn thận tránh bị gió bão thổi bay.
"Năm ngoái, sau cơn bão Yagi, tiệm cơm của gia đình tôi bị hư hỏng nặng nề. Rút kinh nghiệm, năm nay, tôi thuê container để cản gió, hạn chế thiệt hại đến mức tối đa", anh Luân bày tỏ.
Ngoài chắn gió cho mặt bằng kinh doanh, người đàn ông này còn tận dụng khoảng trống bên trong container để cất chiếc ô tô Ranger Rover trị giá tiền tỷ.
"Để ô tô ngoài trời, cả nhà thấp thỏm lo âu, gửi ở hầm chung cư thì sợ bị ngập nước nên tôi lái xe vào container. Xe nặng 3 tấn, container nặng 5 tấn cũng góp phần bảo vệ tài sản ở cửa hàng trước gió bão", anh Luân cho hay.
"Năm ngoái, sau cơn bão Yagi, tiệm cơm của gia đình tôi bị hư hỏng nặng nề. Rút kinh nghiệm, năm nay, tôi thuê container để cản gió, hạn chế thiệt hại đến mức tối đa", anh Luân bày tỏ.
Ngoài chắn gió cho mặt bằng kinh doanh, người đàn ông này còn tận dụng khoảng trống bên trong container để cất chiếc ô tô Ranger Rover trị giá tiền tỷ.
"Để ô tô ngoài trời, cả nhà thấp thỏm lo âu, gửi ở hầm chung cư thì sợ bị ngập nước nên tôi lái xe vào container. Xe nặng 3 tấn, container nặng 5 tấn cũng góp phần bảo vệ tài sản ở cửa hàng trước gió bão", anh Luân cho hay.

Anh Luân cho xe vào trong thùng container để tránh bão (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Tại Đồ Sơn (Hải Phòng), anh Đoàn Văn Phú, dành 2 tiếng để gia cố cho chiếc xe ô tô của mình trước khi bão số 3 đổ bộ. Anh Phú chia sẻ, năm ngoái, khi bão Yagi ập tới, do chủ quan để ô tô ngoài trời, không che chắn cẩn thận, xe của anh bị mảnh nhôm bay tới đập trúng làm vỡ cửa kính.
Rút kinh nghiệm từ lần đó, năm nay, ngay khi nhận được tin bão sắp về, anh lập tức triển khai các biện pháp bảo vệ.
Do không có gara, chiếc xe của anh thường được đỗ trước cửa nhà cùng xe của hàng xóm, anh từng nghĩ đến việc mang đi gửi nhưng sợ có việc đột xuất cần dùng nên quyết định để tại nhà.
Anh dùng 2 tấm nệm cũ, cùng vải, xốp để phủ kín và gia cố cho xe, nhằm giảm thiểu nguy cơ bị vật lạ bay trúng gây hư hỏng.
Ngoài việc bảo vệ ô tô, anh Phú còn dùng thêm dây sắt để buộc chặt các khung cửa sổ, phòng trường hợp gió lớn làm bung hoặc vỡ kính. “Đây là giải pháp khả dĩ nhất với điều kiện hiện tại. Tôi chỉ mong mọi thứ sẽ an toàn khi bão đi qua”, anh chia sẻ.
Rút kinh nghiệm từ lần đó, năm nay, ngay khi nhận được tin bão sắp về, anh lập tức triển khai các biện pháp bảo vệ.
Do không có gara, chiếc xe của anh thường được đỗ trước cửa nhà cùng xe của hàng xóm, anh từng nghĩ đến việc mang đi gửi nhưng sợ có việc đột xuất cần dùng nên quyết định để tại nhà.
Anh dùng 2 tấm nệm cũ, cùng vải, xốp để phủ kín và gia cố cho xe, nhằm giảm thiểu nguy cơ bị vật lạ bay trúng gây hư hỏng.
Ngoài việc bảo vệ ô tô, anh Phú còn dùng thêm dây sắt để buộc chặt các khung cửa sổ, phòng trường hợp gió lớn làm bung hoặc vỡ kính. “Đây là giải pháp khả dĩ nhất với điều kiện hiện tại. Tôi chỉ mong mọi thứ sẽ an toàn khi bão đi qua”, anh chia sẻ.

Anh Phú bọc chiếc ô tô của mình trong lớp đệm để tránh vật thể lạ bay va vào khi bão đến (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Ghi cả số điện thoại lên mái tôn
Chiều 21/7, gia đình chị Nguyễn Thị Hà (ở xã Thanh Miện, Hải Phòng) đã cơ bản hoàn tất việc chằng chống nhà xưởng trước bão.
Gia đình chị Hà có một gara ô tô ở gần đường quốc lộ. Năm ngoái, bão Yagi đổ bộ khiến toàn bộ nhà xưởng của gia đình bị bay mái, nhiều đồ đạc, thiết bị hư hỏng nặng, thiệt hại ước tính gần 500 triệu đồng.
Ngay khi nghe tin bão về, vợ chồng chị Hà đã lên kế hoạch ứng phó. Nhân viên đẩy nhanh tiến độ làm việc để bàn giao các ô tô đang sửa chữa trong xưởng, cho khách trước bão.
Chiều 21/7, gia đình chị Nguyễn Thị Hà (ở xã Thanh Miện, Hải Phòng) đã cơ bản hoàn tất việc chằng chống nhà xưởng trước bão.
Gia đình chị Hà có một gara ô tô ở gần đường quốc lộ. Năm ngoái, bão Yagi đổ bộ khiến toàn bộ nhà xưởng của gia đình bị bay mái, nhiều đồ đạc, thiết bị hư hỏng nặng, thiệt hại ước tính gần 500 triệu đồng.
Ngay khi nghe tin bão về, vợ chồng chị Hà đã lên kế hoạch ứng phó. Nhân viên đẩy nhanh tiến độ làm việc để bàn giao các ô tô đang sửa chữa trong xưởng, cho khách trước bão.

Nhà chị Hà dùng lốp xe và thanh sắt để gia cố gara ô tô trước khi bão đến (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Trong 2 ngày 20 và 21/7, chị Nguyễn Thị Hà tạm dừng hoạt động trong xưởng, huy động tất cả nhân viên chống bão. Vợ chồng chị cũng mua nhiều thanh sắt lớn, gỗ để làm giá đỡ, chằng chống cửa.
Mái nhà được xếp hàng chục lốp xe tải. Bên trong các lốp xe, chị bố trí các túi nilon chứa đầy nước để tăng sức nặng. Mái tôn trên khu xưởng rộng 500m2 vì thế chắc chắn hơn.
Phía bên ngoài, vợ chồng chị Hà cho thợ dỡ biển hiệu, hàn, gia cố cửa, phòng gió lốc. “Tôi mong bão sớm suy yếu, hạn chế tối đa thiệt hại”, chị Hà nói.
Ngay khi nhận được thông tin về cơn bão chuẩn bị đổ bộ, anh Bình An, trú tại phường Việt Hòa (TP Hải Phòng), lập tức bắt tay vào việc gia cố mái tôn quanh nhà để phòng tránh thiệt hại.
Tận dụng chiếc xe tải nặng sẵn có trong sân, anh An điều khiển xe vào vị trí trung tâm, sau đó dùng dây thừng bản lớn buộc chặt các góc khung sắt của mái tôn rồi cố định vào thân xe.
Cách làm này, theo anh, sẽ giúp mái nhà có điểm tựa vững chắc, giảm nguy cơ bị thổi bay trong gió lớn.
Anh cho biết, đây là bài học rút ra từ trận bão Yagi năm ngoái – thời điểm anh chủ quan không có biện pháp phòng chống, dẫn đến toàn bộ mái tôn bị gió cuốn phăng, thiệt hại lên đến hàng chục triệu đồng.
Không chỉ dừng lại ở việc gia cố, anh còn cẩn trọng ghi tên và số điện thoại của mình lên từng tấm tôn bằng bút xóa.
“Nếu không may bị gió cuốn đi, ai nhặt được còn có thể gọi trả lại. Năm ngoái tôi mất ăn mất ngủ vì thiệt hại quá lớn. Năm nay không thể lặp lại sai lầm cũ. Chỉ mong mái tôn mới này vững vàng trước bão”, anh nói.
Mái nhà được xếp hàng chục lốp xe tải. Bên trong các lốp xe, chị bố trí các túi nilon chứa đầy nước để tăng sức nặng. Mái tôn trên khu xưởng rộng 500m2 vì thế chắc chắn hơn.
Phía bên ngoài, vợ chồng chị Hà cho thợ dỡ biển hiệu, hàn, gia cố cửa, phòng gió lốc. “Tôi mong bão sớm suy yếu, hạn chế tối đa thiệt hại”, chị Hà nói.
Ngay khi nhận được thông tin về cơn bão chuẩn bị đổ bộ, anh Bình An, trú tại phường Việt Hòa (TP Hải Phòng), lập tức bắt tay vào việc gia cố mái tôn quanh nhà để phòng tránh thiệt hại.
Tận dụng chiếc xe tải nặng sẵn có trong sân, anh An điều khiển xe vào vị trí trung tâm, sau đó dùng dây thừng bản lớn buộc chặt các góc khung sắt của mái tôn rồi cố định vào thân xe.
Cách làm này, theo anh, sẽ giúp mái nhà có điểm tựa vững chắc, giảm nguy cơ bị thổi bay trong gió lớn.
Anh cho biết, đây là bài học rút ra từ trận bão Yagi năm ngoái – thời điểm anh chủ quan không có biện pháp phòng chống, dẫn đến toàn bộ mái tôn bị gió cuốn phăng, thiệt hại lên đến hàng chục triệu đồng.
Không chỉ dừng lại ở việc gia cố, anh còn cẩn trọng ghi tên và số điện thoại của mình lên từng tấm tôn bằng bút xóa.
“Nếu không may bị gió cuốn đi, ai nhặt được còn có thể gọi trả lại. Năm ngoái tôi mất ăn mất ngủ vì thiệt hại quá lớn. Năm nay không thể lặp lại sai lầm cũ. Chỉ mong mái tôn mới này vững vàng trước bão”, anh nói.

Anh Bình An dùng dây cố định xe tải và phần mái tôn với nhau đề phòng gió bão cuốn đi mất (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chuyên gia gợi ý cách ứng phó với bão
Bàn về cách ứng phó với bão, TS Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia về biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai – chia sẻ, người dân ở các vùng chịu ảnh hưởng của bão cần chằng chống nhà cửa, gia cố mái tôn, kê cao đồ đạc nếu ở vùng thấp trũng.
Ngoài ra, cần hạ biển quảng cáo ngoài trời; đóng kín cửa sổ, cửa chính; hạ thấp giàn cây cảnh trên cao; neo đậu tàu thuyền vào nơi khuất gió; neo các lồng bè nuôi trồng thủy hải sản; sạc đầy điện thoại, thiết bị tích điện; chuẩn bị nước uống và đồ ăn đủ cho 2 ngày bởi bão đổ bộ có thể gây mất điện, mất nước.
Đối với những gia đình sống trong nhà cao tầng, chung cư cần dùng keo dán cố định cửa kính hoặc các tấm gỗ ép là rất quan trọng, đề phòng trường hợp gió mạnh thổi bung cửa kính.
Các hộ dân sống trong chung cư cũng cần tính toán xem hầm để xe có bị ngập không để có phương án bảo đảm tài sản xe cộ.
Ban quản lý các chung cư cần chú trọng phương án ứng phó, chuẩn bị hệ thống bơm thoát nước nếu xảy ra ngập lụt.
Nguồn: Dân Trí