Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp), chủ trương không tổ chức công an cấp huyện là một bước đột phá rất lớn trong tinh gọn tổ chức bộ máy của ngành công an.
Chiều 24/1, phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Đáng chú ý, trong phát biểu Tổng Bí thư nhấn mạnh việc khẩn trương triển khai Đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương theo mô hình công an 3 cấp, Bộ, Tỉnh, Xã, không tổ chức công an cấp huyện.
Còn trong Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ: Ban Chấp hành Trung ương cũng đồng ý chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương theo hướng "tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở", không tổ chức công an cấp huyện. Riêng đối với những huyện đảo bố trí đồn công an (do không có đơn vị hành chính cấp xã).
Chia sẻ với Dân Việt về việc sẽ không tổ chức công an cấp huyện, đại biểu Phạm Văn Hoà – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong đề án của Bộ Công an trình cấp thẩm quyền, sau đó sẽ sửa đổi Luật Công an nhân dân là không tổ chức công an cấp huyện, đại biểu Hoà đánh giá đây là một bước đột phá rất là lớn trong tổ chức ngành công an.
Theo đại biểu Phạm Văn Hoà, căn cứ tình hình hiện nay, sứ mệnh lịch sử của công an cấp huyện xem như đã hoàn thành nhiệm vụ. Giờ còn công an 3 cấp là Bộ, Tỉnh, Xã, đặc biệt khi không tổ chức công an cấp huyện thì sẽ tăng cường cho lực lượng công an cấp xã.
"Phải nói rằng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã hiện nay đã được giao tương đối lớn như là cấp, đổi giấy phép lái xe, cấp đổi giấy chứng minh nhân dân, quản lý thường trú, tạm trú, tạm vắng, công an xã đã và đang làm.
Công an huyện chỉ còn Cảnh sát giao thông, an ninh, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và một số đơn vị, tôi nghĩ rằng các đơn vị này giao cho phòng chuyên môn nghiệp vụ của công an tỉnh đảm nhiệm được. Việc thí điểm không tổ chức công an cấp huyện là một bước đột phá rất lớn nhằm tăng cường cho lực lượng công an ở cơ sở" – đại biểu Phạm Văn Hoà nêu quan điểm.
Tiếp tục phân tích, đại biểu Hoà nêu, công an cơ sở hiện nay có những tổ, có những đội thậm chí công an xã có quyền điều tra hình sự; Trưởng Công an xã đã đào tạo là điều tra viên, sắp tới công an xã được lập tổ điều tra hình sự, có điều tra viên thực hiện nhiệm vụ điều tra, xử lý tội phạm.
"Khi công an cấp huyện không còn, công an cấp cơ sở được tăng cường. Hiện nay công an xã cần được tăng cường, bởi số lượng công an xã thường chỉ có 8 - 10 người, trong khi đảm đương rất nhiều nhiệm vụ.
Khi không còn công an cấp huyện nữa thì sẽ tăng cường công an cấp huyện xuống công an cấp xã, giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an cấp xã cao hơn, nhiệm vụ nhiều hơn, trách nhiệm lớn hơn. Qua thực tiễn khi đưa công an chính quy về cơ sở tôi nghĩ rằng lực lượng công an xã sẽ đảm nhiệm được vấn đề này, giảm cấp trung gian là công an cấp huyện" – đại biểu Hoà phân tích.
Về việc xử lý an ninh, trật tự ở địa bàn, đại biểu Phạm Văn Hoà đánh giá, với những vụ án, vụ việc không phức tạp thì lực lượng công an xã sẽ xử lý, với những vụ án phức tạp thì phối hợp với các phòng, nghiệp vụ của công an tỉnh.
"Hiện nay những vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều do công an tỉnh làm. Khi thí điếm không tổ chức công an cấp huyện, nếu xảy các vụ án lớn thì công an tỉnh phối hợp với công an xã thực hiện nhiệm vụ. Còn các vụ án ít nghiêm trọng, trật tự xã hội như trộm cắp, cướp giật, gây rối trật tự, ma tuý, lực lượng công an xã xử lý được" – vị đại biểu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận.
Chiều 24/1, phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Đáng chú ý, trong phát biểu Tổng Bí thư nhấn mạnh việc khẩn trương triển khai Đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương theo mô hình công an 3 cấp, Bộ, Tỉnh, Xã, không tổ chức công an cấp huyện.
Còn trong Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ: Ban Chấp hành Trung ương cũng đồng ý chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương theo hướng "tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở", không tổ chức công an cấp huyện. Riêng đối với những huyện đảo bố trí đồn công an (do không có đơn vị hành chính cấp xã).

Đại biểu Phạm Văn Hoà đánh giá, chủ trương tinh gọn, không tổ chức công an cấp huyện là một bước đột phá rất lớn trong tinh gọn bộ máy ngành công an. Ảnh: Quốc hội
Chia sẻ với Dân Việt về việc sẽ không tổ chức công an cấp huyện, đại biểu Phạm Văn Hoà – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong đề án của Bộ Công an trình cấp thẩm quyền, sau đó sẽ sửa đổi Luật Công an nhân dân là không tổ chức công an cấp huyện, đại biểu Hoà đánh giá đây là một bước đột phá rất là lớn trong tổ chức ngành công an.
Theo đại biểu Phạm Văn Hoà, căn cứ tình hình hiện nay, sứ mệnh lịch sử của công an cấp huyện xem như đã hoàn thành nhiệm vụ. Giờ còn công an 3 cấp là Bộ, Tỉnh, Xã, đặc biệt khi không tổ chức công an cấp huyện thì sẽ tăng cường cho lực lượng công an cấp xã.
"Phải nói rằng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã hiện nay đã được giao tương đối lớn như là cấp, đổi giấy phép lái xe, cấp đổi giấy chứng minh nhân dân, quản lý thường trú, tạm trú, tạm vắng, công an xã đã và đang làm.
Công an huyện chỉ còn Cảnh sát giao thông, an ninh, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và một số đơn vị, tôi nghĩ rằng các đơn vị này giao cho phòng chuyên môn nghiệp vụ của công an tỉnh đảm nhiệm được. Việc thí điểm không tổ chức công an cấp huyện là một bước đột phá rất lớn nhằm tăng cường cho lực lượng công an ở cơ sở" – đại biểu Phạm Văn Hoà nêu quan điểm.
Tiếp tục phân tích, đại biểu Hoà nêu, công an cơ sở hiện nay có những tổ, có những đội thậm chí công an xã có quyền điều tra hình sự; Trưởng Công an xã đã đào tạo là điều tra viên, sắp tới công an xã được lập tổ điều tra hình sự, có điều tra viên thực hiện nhiệm vụ điều tra, xử lý tội phạm.
"Khi công an cấp huyện không còn, công an cấp cơ sở được tăng cường. Hiện nay công an xã cần được tăng cường, bởi số lượng công an xã thường chỉ có 8 - 10 người, trong khi đảm đương rất nhiều nhiệm vụ.
Khi không còn công an cấp huyện nữa thì sẽ tăng cường công an cấp huyện xuống công an cấp xã, giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an cấp xã cao hơn, nhiệm vụ nhiều hơn, trách nhiệm lớn hơn. Qua thực tiễn khi đưa công an chính quy về cơ sở tôi nghĩ rằng lực lượng công an xã sẽ đảm nhiệm được vấn đề này, giảm cấp trung gian là công an cấp huyện" – đại biểu Hoà phân tích.
Về việc xử lý an ninh, trật tự ở địa bàn, đại biểu Phạm Văn Hoà đánh giá, với những vụ án, vụ việc không phức tạp thì lực lượng công an xã sẽ xử lý, với những vụ án phức tạp thì phối hợp với các phòng, nghiệp vụ của công an tỉnh.
"Hiện nay những vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều do công an tỉnh làm. Khi thí điếm không tổ chức công an cấp huyện, nếu xảy các vụ án lớn thì công an tỉnh phối hợp với công an xã thực hiện nhiệm vụ. Còn các vụ án ít nghiêm trọng, trật tự xã hội như trộm cắp, cướp giật, gây rối trật tự, ma tuý, lực lượng công an xã xử lý được" – vị đại biểu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận.
Nguồn: Dân Việt