Mức lương đóng BHXH bắt buộc được tính thế nào từ 1/7?

ngangianggalaxy1st
Lê Nhã Linh
Phản hồi: 1

Lê Nhã Linh

Thành viên nổi tiếng
Từ 1/7, mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho từng nhóm lao động, trong đó mức thấp nhất bằng "mức tham chiếu" và cao nhất gấp 20 lần.

Luật BHXH 2024 (số 41/2024/QH15) quy định nguyên tắc chung về căn cứ đóng, còn Nghị định 158/2025/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm người lao động. Cả hai văn bản đều hiệu lực từ ngày 1/7 và thay thế, bổ sung nhiều quy định hiện hành về tiền lương đóng BHXH bắt buộc.

Điểm đ, khoản 1 Điều 31 Luật BHXH ấn định: tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu (Chính phủ sẽ công bố hằng năm) và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu. Điều này đặt khung cho tất cả nhóm lao động và thay thế khái niệm "mức lương tối thiểu vùng" từng được sử dụng trước đây.

1751339322974.png

Mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng "mức tham chiếu" và cao nhất gấp 20 lần mức tham chiếu (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).

Nhóm 1: Người lao động theo hợp đồng

Tiền lương dùng để đóng BHXH là tổng thu nhập cố định hằng tháng ghi trong hợp đồng, bao gồm: lương theo công việc hoặc chức danh; phụ cấp lương; các khoản bổ sung cố định được trả đều đặn.

Nếu hợp đồng trả lương theo giờ, ngày hoặc tuần, người sử dụng lao động phải quy đổi về tiền lương tháng (lương giờ × tổng giờ, lương ngày × số ngày, lương tuần × số tuần trong tháng) rồi lấy số tiền này làm căn cứ đóng BHXH.

Nhóm 2: Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang

Khoản tiền dùng để đóng BHXH là lương ngạch, bậc hoặc quân hàm cộng với phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên (nếu có). Mức lương này vẫn tuân theo bảng lương Nhà nước ban hành và phải nằm trong ngưỡng tối thiểu - tối đa (trần - sàn) quy định.

Nhóm 3: Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố

Căn cứ đóng BHXH của nhóm này là phụ cấp hằng tháng mà họ nhận được từ ngân sách địa phương. Nghị định 158/2025 nêu rõ: nếu phụ cấp thực lĩnh thấp hơn "mức tham chiếu" (mức lương tối thiểu dùng làm sàn đóng BHXH) thì cơ quan BHXH sẽ lấy chính mức tham chiếu đó làm căn cứ đóng, giúp bảo đảm quyền lợi an sinh cho đội ngũ bán chuyên trách ở cơ sở.

Ngoài ra, khi người không chuyên trách nghỉ làm và không hưởng phụ cấp từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, cả người lao động và ngân sách chủ quản không phải nộp BHXH cho tháng đó.

Nhóm 4: Người quản lý, kiểm soát viên, thành viên HĐQT… hưởng lương

Đối tượng: gồm Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hoặc phần vốn doanh nghiệp, cùng các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi được trả lương.

Căn cứ đóng BHXH: toàn bộ tiền lương được hưởng theo quy định pháp luật đối với chức danh quản lý đó (tương tự lương của người lao động do doanh nghiệp quyết định), bao gồm mức lương chức danh, phụ cấp và khoản bổ sung cố định trả thường xuyên. Mức lương này phải nằm trong khung chung tương tự nhóm 1.

Trường hợp cùng lúc giữ nhiều chức danh quản lý tại nhiều doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, người lao động chỉ tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị đầu tiên mà họ tham gia quản lý, điều hành.

Nếu người quản lý không hưởng lương thì họ chuyển sang nhóm 5.

Nhóm 5: Chủ hộ kinh doanh, người quản lý không hưởng lương, lao động đi làm việc ở nước ngoài…

Các trường hợp tại điểm g, h, m, n (ví dụ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; vợ/chồng đi công tác nhiệm kỳ ở cơ quan đại diện Việt Nam; chủ hộ kinh doanh; người quản lý không hưởng lương) được tự chọn tiền lương đóng BHXH trong giới hạn: thấp nhất bằng mức tham chiếu, cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu. Sau ít nhất 12 tháng, họ có thể thay đổi mức đóng một lần.

Quy đổi ngoại tệ

Tiền lương trả bằng ngoại tệ phải quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào chuyển khoản do bốn ngân hàng thương mại Nhà nước công bố ngày 2/1 (cho 6 tháng đầu năm) và ngày 1/7 (cho 6 tháng cuối năm). Nếu ngày này trùng nghỉ lễ, lấy tỷ giá của ngày làm việc kế tiếp.

Nghĩa vụ đóng và thời điểm áp dụng

Từ kỳ lương tháng 7/2025, người sử dụng lao động phải tính và trích nộp BHXH dựa trên mức lương nói trên. Các tỷ lệ đóng (8% người lao động, 14% người sử dụng lao động vào quỹ hưu trí - tử tuất, cùng 3% cho ốm đau - thai sản trong một số trường hợp) không thay đổi, song cơ sở tính mới có thể làm tăng hoặc giảm số tiền thực nộp tùy mức lương của từng nhóm.

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top