Tác Phẩm Kinh Điển
Thành viên nổi tiếng
Chúng ta ai mà chưa đọc Chí Phèo chứ? Giờ nghĩ lại sao nhà văn Nam Cao lại có thể viết đoạn mở đầu hấp dẫn, sâu sắc đến vậy?
Phải nói đoạn mở đầu này của Chí Phèo thật ám ảnh.
Đây là một ví dụ điển hình cho thứ văn chương càng sống lâu, càng va vấp với đời, càng thấy nó thấm.
Khi còn học sinh, tôi đọc đoạn này và thấy... buồn cười (mặc dù cũng được dạy phân tích các kiểu
). Một gã say rượu, đi lang thang chửi trời chửi đất, chửi cả làng rồi quay sang chửi cả người sinh ra mình, cái cách viết lặp đi lặp lại, nhịp dồn dập, ngôn ngữ có phần "chợ búa", tạo cảm giác rất đặc biệt, rất “phá cách”. Nó hấp dẫn bởi sự khác thường, bởi cái cách Nam Cao không ngần ngại cho nhân vật “phun” ra những câu chửi không giống ai, mà lại rất thật.
Nhưng đó là cái nhìn khi ta còn ngồi trong ghế nhà trường, còn nghĩ đơn giản, và chưa từng thực sự cô đơn, chưa từng thấy mình bị bỏ rơi giữa thế giới.
Còn khi trưởng thành, khi đã một vài lần thấy mình nói mà không ai nghe, cố gắng mà không ai công nhận, lạc lõng ngay trong chính cộng đồng của mình, thì đọc lại đoạn này thấy nghẹn. Hóa ra tiếng chửi ấy không buồn cười nữa. Nó là một cách cuối cùng để Chí tự nhắc cho đời và cho chính hắn rằng hắn còn đang sống, rằng hắn vẫn là một con người, chứ không phải cái bóng, không phải con vật lạc loài.
Cái đau ở đây không phải là hắn chửi, mà là chửi hoài, chửi khản cổ, không ai đáp lại. Hắn muốn có người chửi nhau với hắn vì ít ra như thế hắn còn được công nhận là một phần trong xã hội. Nhưng đến cả cái quyền được cãi nhau, được ai đó phản ứng lại cũng không có. Không ai buồn lên tiếng.
Mỗi người trong làng Vũ Đại đều trốn tránh, co mình lại, “chắc nó trừ mình ra” - chỉ rất ít câu từ nhưng nó lại thể hiện rất sinh động hình ảnh sự vô cảm, thờ ơ đáng sợ ở bất kỳ thời đại nào.
Và chính thái độ ấy mới là thứ đẩy Chí Phèo đến đáy cùng của sự cô đơn. Đó không chỉ là một gã say, mà là một linh hồn đang tìm cách bấu víu để không chìm hẳn vào cõi lãng quên.
Ngẫm mà thấy buồn: lúc nhỏ, ta thấy cái “chửi” ấy là hiện tượng một cái gì đó gây sốc, hấp dẫn, sinh động. Còn lớn lên rồi, ta thấy trong đó là nỗi đau, là tiếng kêu cứu, là một câu hỏi lớn mà không ai trả lời: rốt cuộc thì, con người ta sinh ra là để sống với ai, và nếu không còn ai thèm nghe mình nữa, thì mình còn là người không?
Đó là cái tài của Nam Cao ! Ông viết về một gã say lang thang chửi bậy, mà để lại trong lòng người đọc cả một chiều sâu bi kịch xã hội và thân phận con người. Càng sống lâu, càng thấy cái “chửi” ấy không phải là tiếng ồn, mà là tiếng lòng.
Cuối tuần có thời gian rảnh, mời bạn xem lại bộ phim Chí Phèo:
Không biết bạn thế nào, chứ bản thân tôi chỉ đọc đoạn này thôi cũng có suy nghĩ khác nhau - thời học sinh, rồi trải qua năm tháng lăn lộn với đời mỗi lần đọc lại thấy, chà, ông Nam Cao tài tình thật!Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái th.ằ.ng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

Phải nói đoạn mở đầu này của Chí Phèo thật ám ảnh.
Đây là một ví dụ điển hình cho thứ văn chương càng sống lâu, càng va vấp với đời, càng thấy nó thấm.
Khi còn học sinh, tôi đọc đoạn này và thấy... buồn cười (mặc dù cũng được dạy phân tích các kiểu
Nhưng đó là cái nhìn khi ta còn ngồi trong ghế nhà trường, còn nghĩ đơn giản, và chưa từng thực sự cô đơn, chưa từng thấy mình bị bỏ rơi giữa thế giới.
Còn khi trưởng thành, khi đã một vài lần thấy mình nói mà không ai nghe, cố gắng mà không ai công nhận, lạc lõng ngay trong chính cộng đồng của mình, thì đọc lại đoạn này thấy nghẹn. Hóa ra tiếng chửi ấy không buồn cười nữa. Nó là một cách cuối cùng để Chí tự nhắc cho đời và cho chính hắn rằng hắn còn đang sống, rằng hắn vẫn là một con người, chứ không phải cái bóng, không phải con vật lạc loài.
Cái đau ở đây không phải là hắn chửi, mà là chửi hoài, chửi khản cổ, không ai đáp lại. Hắn muốn có người chửi nhau với hắn vì ít ra như thế hắn còn được công nhận là một phần trong xã hội. Nhưng đến cả cái quyền được cãi nhau, được ai đó phản ứng lại cũng không có. Không ai buồn lên tiếng.
Mỗi người trong làng Vũ Đại đều trốn tránh, co mình lại, “chắc nó trừ mình ra” - chỉ rất ít câu từ nhưng nó lại thể hiện rất sinh động hình ảnh sự vô cảm, thờ ơ đáng sợ ở bất kỳ thời đại nào.
Và chính thái độ ấy mới là thứ đẩy Chí Phèo đến đáy cùng của sự cô đơn. Đó không chỉ là một gã say, mà là một linh hồn đang tìm cách bấu víu để không chìm hẳn vào cõi lãng quên.
Ngẫm mà thấy buồn: lúc nhỏ, ta thấy cái “chửi” ấy là hiện tượng một cái gì đó gây sốc, hấp dẫn, sinh động. Còn lớn lên rồi, ta thấy trong đó là nỗi đau, là tiếng kêu cứu, là một câu hỏi lớn mà không ai trả lời: rốt cuộc thì, con người ta sinh ra là để sống với ai, và nếu không còn ai thèm nghe mình nữa, thì mình còn là người không?
Đó là cái tài của Nam Cao ! Ông viết về một gã say lang thang chửi bậy, mà để lại trong lòng người đọc cả một chiều sâu bi kịch xã hội và thân phận con người. Càng sống lâu, càng thấy cái “chửi” ấy không phải là tiếng ồn, mà là tiếng lòng.
Cuối tuần có thời gian rảnh, mời bạn xem lại bộ phim Chí Phèo:
Sửa lần cuối: