Nhiều người đang vô tình làm hỏng đầu gối mỗi ngày mà không hay biết

LaoKhoa
Chuyên Lão Khoa
Phản hồi: 0

Chuyên Lão Khoa

Thành viên nổi tiếng
Bạn có bao giờ thấy đầu gối đau khi leo cầu thang? Nghe tiếng “lách tách” trong khớp? Cảm giác chân yếu đi rõ rệt? Những dấu hiệu tưởng nhỏ đó có thể cho thấy đầu gối bạn đang bị tổn thương. Thực tế, rất nhiều người đang mắc phải những thói quen xấu hàng ngày khiến khớp gối ngày càng yếu đi mà không để ý. Những thói quen dưới đây khiến đầu gối nhanh "xuống cấp", bạn cần lưu ý để bỏ ngay:

1. Thừa cân, béo phì
Cân nặng dư thừa khiến đầu gối phải chịu áp lực nhiều hơn bình thường. Lâu dần, điều này không chỉ làm tổn thương sụn khớp mà còn dễ gây viêm, đau nhức khớp gối.

2. Ít vận động, đột ngột đi bộ đường dài
Ngồi nhiều, ít tập thể dục làm cơ chân yếu. Khi đột ngột vận động mạnh như đi bộ xa hay leo dốc, khớp gối dễ mất ổn định và bị đau.
1751546404425.png

3. Ngồi quá lâu
Việc ngồi lâu một chỗ khiến cơ chân bị co cứng, không nâng đỡ được khớp gối, làm khớp dễ tổn thương hơn.

4. Ngồi xổm thường xuyên
Tư thế ngồi xổm gây áp lực lớn lên khớp gối, lâu dần có thể làm tổn thương sụn khớp, dây chằng, thậm chí dẫn đến thoái hóa khớp.

5. Ngồi sai tư thế
Ngồi xếp bằng hay bắt chéo chân khiến khớp gối chịu lực lệch. Về lâu dài, dễ gây đau, mỏi, thậm chí biến dạng khớp.
1751546413678.png

6. Đi giày cao gót thường xuyên
Gót càng cao, lực dồn vào đầu gối càng nhiều – đặc biệt là mặt trong khớp. Điều này khiến khớp bị mòn nhanh hơn và dễ đau nhức.

Cảnh báo sớm: 4 dấu hiệu cho thấy khớp gối đang "kêu cứu"​

Có 4 dấu hiệu điển hình cảnh báo khớp gối đang gặp vấn đề:

1. Đau khi leo cầu thang hoặc leo núi

Đây là biểu hiện sớm và rất phổ biến của tình trạng thoái hóa khớp gối. Lúc đầu, cơn đau có thể nhẹ, chỉ âm ỉ khi vận động mạnh.

2. Khó đứng lên sau khi ngồi xổm
Nếu bạn phải chống tay hoặc bám vào đâu đó mới đứng lên được, có thể khớp gối đã yếu do sụn tổn thương.
1751546425032.png

3. Cứng khớp buổi sáng
Sáng dậy thấy khớp gối bị cứng, khó cử động? Dù sau vài phút đi lại sẽ đỡ hơn, nhưng đây là dấu hiệu đầu tiên của cứng khớp.

4. Khớp sưng sau khi đi lại nhiều
Nếu đầu gối bị sưng sau khi đi bộ, đứng lâu, leo cầu thang... có thể là do tràn dịch khớp – dấu hiệu của viêm hoặc tổn thương bên trong.

Làm gì để bảo vệ đầu gối mỗi ngày?​

1. Ăn uống đủ chất, nhất là canxi và protein
Tăng cường thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cá, rong biển… Kết hợp ăn các loại protein tốt từ trứng, sữa, thịt nạc, đậu phụ, sữa chua… để nuôi dưỡng và phục hồi mô xương.
1751546432750.png

2. Chọn giày phù hợp

Giày nên có đế vừa phải (2–3cm), không quá cao hoặc quá mỏng để tránh gây áp lực lên đầu gối.

3. Tập thể dục hợp lý
Chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe: đi bộ nhẹ, đạp xe tại chỗ, bơi, nâng chân... Đừng quên khởi động kỹ trước khi tập, nhất là với các bài tập nặng.

4. Tăng cường cơ đùi bằng bài tập nâng chân
Cơ đùi khỏe giúp ổn định khớp gối, giảm nguy cơ đau và thoái hóa.

5. Giữ ấm đầu gối, nhất là khi trời lạnh
Tránh để đầu gối bị lạnh, có thể mang tất dày, dùng đai giữ ấm, ngâm chân nước ấm vào buổi tối.

6. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Tránh ngồi xổm lâu, leo dốc hoặc cầu thang nhiều, không ngồi trên ghế thấp trong thời gian dài… Những thói quen tưởng như vô hại lại ảnh hưởng lâu dài đến khớp gối.

Lời khuyên cuối cùng: Nếu bạn thấy các dấu hiệu bất thường ở đầu gối, đừng chủ quan. Đi khám sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đừng để đến lúc đau mới lo.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top