Những bệnh nào gây chóng mặt? Sự khác biệt giữa các loại chóng mặt là gì?

lekieutrang805
Vu Thuy Tien
Phản hồi: 1

Vu Thuy Tien

Thành viên nổi tiếng
Chóng mặt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, không phải lúc nào cũng đơn giản là thiếu máu hay hạ đường huyết như nhiều người vẫn nghĩ.

Trong đời sống thường ngày, ai cũng từng trải qua cảm giác chóng mặt như khi đứng dậy đột ngột sau khi ngồi xổm lâu, di chuyển trong trời nắng gắt hay mải mê nhìn màn hình quá lâu. Nhưng dù có biểu hiện khá giống nhau, mỗi trường hợp chóng mặt lại phản ánh một nguyên nhân khác nhau.

Về cảm giác, chóng mặt có thể chia thành hai loại phổ biến. Một loại là cảm giác choáng váng, đầu nặng trĩu, thường gặp khi thiếu ngủ, cảm cúm, sốt hoặc uống rượu quá nhiều. Loại còn lại là “chóng mặt thực sự” - cảm giác mất thăng bằng, như đang quay vòng hoặc trôi đi, dù cơ thể không hề di chuyển. Trạng thái này thường kèm theo buồn nôn, ù tai, tim đập nhanh và ra mồ hôi.
1751464157660.png

Về nguyên nhân, chóng mặt có thể do các vấn đề thực thể như thiếu máu, huyết áp bất thường, đường huyết dao động mạnh, tim mạch kém, bệnh lý ở tai trong (như sỏi tai), hoặc viêm dây thần kinh tiền đình. Trong những trường hợp này, chóng mặt không chỉ là cảm giác thoáng qua mà còn là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe cần điều trị.

Ngoài ra, những yếu tố không mang tính bệnh lý cụ thể cũng có thể gây chóng mặt, chẳng hạn như sốc nhiệt khi trời nóng, tác dụng phụ của thuốc, hay căng thẳng tâm lý kéo dài. Người bị mất ngủ, lo âu hoặc trầm cảm cũng dễ cảm thấy chóng mặt mà không có tổn thương cơ quan rõ ràng.

Nếu chóng mặt đi kèm các dấu hiệu như buồn nôn dữ dội, mất ý thức, méo miệng, nói khó hoặc thị lực thay đổi thì cần đi khám ngay, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như tai biến. Ngoài ra, chóng mặt lặp đi lặp lại không rõ lý do, hoặc ngày càng nặng thêm, cũng là lý do để đến bệnh viện kiểm tra.

Trong khi chờ khám hoặc xử lý, hãy nghỉ ngơi tại chỗ, tránh cử động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Giữ cho không gian yên tĩnh, ánh sáng dịu, đầu và cổ cố định, sẽ giúp giảm triệu chứng.

Về lâu dài, nên ăn uống đủ chất, tránh đồ dầu mỡ và rượu, ngủ đủ giấc, làm việc – nghỉ ngơi điều độ, và duy trì tinh thần ổn định. Quan trọng nhất là không nên xem nhẹ tình trạng chóng mặt, vì nó có thể là “tín hiệu sớm” của nhiều bệnh tiềm ẩn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top