Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
Quân đội Pháp đã hoàn tất việc rút quân khỏi Senegal, khép lại hơn 60 năm hiện diện tại quốc gia Tây Phi này, sau khi sự hiện diện đó bị coi là không phù hợp với chủ quyền quốc gia.
Hôm 17/7, quân đội Pháp đã bàn giao Trại Geille - căn cứ lớn nhất của Pháp ở Senegal - cùng một sân bay quân sự tại sân bay Dakar cho chính quyền Senegal trong một buổi lễ có sự tham dự của các quan chức cấp cao hai nước. Sự kiện này đánh dấu việc kết thúc quá trình rút khoảng 350 binh sĩ Pháp trong vòng 3 tháng.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Pháp cho biết việc bàn giao cơ sở và giải thể đơn vị Các yếu tố Pháp tại Senegal (EFS) thể hiện mong muốn của cả Paris và cựu thuộc địa duy trì quan hệ đối tác quốc phòng "theo một định dạng mới".
“Tất cả là một phần trong quyết định của Pháp nhằm chấm dứt các căn cứ quân sự thường trực tại Tây và Trung Phi, đồng thời đáp lại mong muốn của chính quyền Senegal trong việc không còn tiếp tục cho phép các lực lượng nước ngoài đóng quân thường trực trên lãnh thổ của họ,” Tướng Pascal Ianni, chỉ huy lực lượng Pháp tại châu Phi, phát biểu.
Việc rút quân khỏi Senegal đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn hiện diện quân sự thường trực của Pháp tại Tây Phi, sau khi phải rời khỏi Burkina Faso, Mali và Niger. Chính quyền chuyển tiếp ở 3 quốc gia trên cáo buộc Paris tài trợ cho khủng bố ở khu vực Sahel dưới vỏ bọc chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan. Năm ngoái, Chad cũng đã chấm dứt thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Pháp. Vào tháng Hai, Pháp đã chuyển giao căn cứ quân sự Port-Bouet – căn cứ cuối cùng của nước này tại Bờ Biển Ngà – cho chính quyền địa phương.
Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye – nhậm chức từ tháng 4 năm 2024 – tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện quân sự của Pháp khỏi Senegal, khẳng định chủ quyền quốc gia không thể dung hòa với việc đặt căn cứ nước ngoài.
Tướng Mbaye Cisse – Tổng tham mưu trưởng quân đội Senegal – phát biểu trong buổi lễ bàn giao hôm thứ Năm rằng mục tiêu chính của việc rút quân là “khẳng định tính tự chủ của lực lượng vũ trang Senegal, đồng thời góp phần vào hòa bình trong khu vực, ở châu Phi và trên toàn cầu.”

Quân đội Pháp bàn giao căn cứ ở Senegal. Ảnh: RT.
Hôm 17/7, quân đội Pháp đã bàn giao Trại Geille - căn cứ lớn nhất của Pháp ở Senegal - cùng một sân bay quân sự tại sân bay Dakar cho chính quyền Senegal trong một buổi lễ có sự tham dự của các quan chức cấp cao hai nước. Sự kiện này đánh dấu việc kết thúc quá trình rút khoảng 350 binh sĩ Pháp trong vòng 3 tháng.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Pháp cho biết việc bàn giao cơ sở và giải thể đơn vị Các yếu tố Pháp tại Senegal (EFS) thể hiện mong muốn của cả Paris và cựu thuộc địa duy trì quan hệ đối tác quốc phòng "theo một định dạng mới".
“Tất cả là một phần trong quyết định của Pháp nhằm chấm dứt các căn cứ quân sự thường trực tại Tây và Trung Phi, đồng thời đáp lại mong muốn của chính quyền Senegal trong việc không còn tiếp tục cho phép các lực lượng nước ngoài đóng quân thường trực trên lãnh thổ của họ,” Tướng Pascal Ianni, chỉ huy lực lượng Pháp tại châu Phi, phát biểu.
Việc rút quân khỏi Senegal đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn hiện diện quân sự thường trực của Pháp tại Tây Phi, sau khi phải rời khỏi Burkina Faso, Mali và Niger. Chính quyền chuyển tiếp ở 3 quốc gia trên cáo buộc Paris tài trợ cho khủng bố ở khu vực Sahel dưới vỏ bọc chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan. Năm ngoái, Chad cũng đã chấm dứt thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Pháp. Vào tháng Hai, Pháp đã chuyển giao căn cứ quân sự Port-Bouet – căn cứ cuối cùng của nước này tại Bờ Biển Ngà – cho chính quyền địa phương.
Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye – nhậm chức từ tháng 4 năm 2024 – tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện quân sự của Pháp khỏi Senegal, khẳng định chủ quyền quốc gia không thể dung hòa với việc đặt căn cứ nước ngoài.
Tướng Mbaye Cisse – Tổng tham mưu trưởng quân đội Senegal – phát biểu trong buổi lễ bàn giao hôm thứ Năm rằng mục tiêu chính của việc rút quân là “khẳng định tính tự chủ của lực lượng vũ trang Senegal, đồng thời góp phần vào hòa bình trong khu vực, ở châu Phi và trên toàn cầu.”
Nguồn: Dân Việt