Chi Le
Thành viên nổi tiếng
Theo báo VnExpress, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố Quy chế tuyển sinh đại học 2025 trong tháng này, với hai thay đổi chính:
Bỏ xét tuyển sớm: Các trường vẫn có thể sử dụng các phương thức như xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ quốc tế..., nhưng phải xét tuyển chung đợt với điểm thi tốt nghiệp THPT, trừ diện tuyển thẳng theo quy định.
Giới hạn điểm ưu tiên: Điểm ưu tiên riêng của trường không được vượt quá 10% tổng điểm xét tuyển, trong khi điểm ưu tiên khu vực, đối tượng vẫn giữ nguyên (tối đa 2,75 điểm) và tổng điểm không vượt quá mức tối đa của thang điểm.
Ngoài ra, nếu xét tuyển bằng nhiều tổ hợp, các trường phải có môn chung giữa các tổ hợp, chiếm ít nhất 50% tổng điểm xét tuyển. Bộ cũng bỏ quy định điểm sàn theo điểm thi tốt nghiệp với nhóm ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe, chỉ xét học bạ ba năm THPT.
Các trường đại học vẫn được xét tuyển bằng nhiều phương thức, nhưng phải quy đổi điểm về một thang chung và sử dụng kết quả cả năm lớp 12 nếu xét học bạ. Hiện khoảng 70 trường đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến nhưng chưa có chỉ tiêu cụ thể, chờ quy chế chính thức từ Bộ.
Tôi thấy quyết định của Bộ Giáo dục rất đúng đắn

vì các lý do sau:
- Việc bỏ xét tuyển sớm giúp tạo công bằng hơn trong tuyển sinh: tất cả thí sinh cạnh tranh trên cùng một mặt bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, tránh tình trạng một số bạn đỗ sớm nhờ xét học bạ hoặc chứng chỉ mà không cần thi.
- Trước đây, xét tuyển học bạ khiến nhiều nơi xảy ra tình trạng nâng điểm. Việc gộp xét tuyển cùng với điểm thi THPT giúp đảm bảo tính khách quan hơn, hạn chế tiêu cực “chạy” điểm học bạ.
- Không phải vội vàng xét tuyển sớm, thí sinh có thể tập trung hoàn toàn vào kỳ thi THPT mà không bị phân tâm bởi nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau.
Những thay đổi này cũng làm cho cạnh tranh cao hơn giữa các thí sinh, khi thí sinh không thể tận dụng cơ hội trúng tuyển sớm, mà phải cạnh tranh chung một đợt, khiến áp lực điểm thi THPT tăng lên.
Các chứng chỉ quốc tế như IELTS, SAT cũng bị giảm lợi thế, nếu trước đây có thể đỗ sớm, nay phải xét tuyển chung, có thể khiến điểm chứng chỉ bớt giá trị hơn.
Cuối cùng và quan trọng: Trước đây, học sinh có học lực trung bình khá vẫn có thể đỗ nhờ xét học bạ sớm. Nay, họ phải thi tốt nghiệp THPT và cạnh tranh với tất cả thí sinh, khiến khả năng trúng tuyển khó hơn.
Tôi ủng hộ những thay đổi này của Bộ Giáo dục. Thi đại học là cuộc tuyển chọn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, không thể dễ dãi, xuề xòa, đào tạo lấy được dẫn đến thừa thày thiếu thợ mà tốn kém cho gia đình, đất nước.
Bỏ xét tuyển sớm: Các trường vẫn có thể sử dụng các phương thức như xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ quốc tế..., nhưng phải xét tuyển chung đợt với điểm thi tốt nghiệp THPT, trừ diện tuyển thẳng theo quy định.
Giới hạn điểm ưu tiên: Điểm ưu tiên riêng của trường không được vượt quá 10% tổng điểm xét tuyển, trong khi điểm ưu tiên khu vực, đối tượng vẫn giữ nguyên (tối đa 2,75 điểm) và tổng điểm không vượt quá mức tối đa của thang điểm.
Ngoài ra, nếu xét tuyển bằng nhiều tổ hợp, các trường phải có môn chung giữa các tổ hợp, chiếm ít nhất 50% tổng điểm xét tuyển. Bộ cũng bỏ quy định điểm sàn theo điểm thi tốt nghiệp với nhóm ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe, chỉ xét học bạ ba năm THPT.

Các trường đại học vẫn được xét tuyển bằng nhiều phương thức, nhưng phải quy đổi điểm về một thang chung và sử dụng kết quả cả năm lớp 12 nếu xét học bạ. Hiện khoảng 70 trường đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến nhưng chưa có chỉ tiêu cụ thể, chờ quy chế chính thức từ Bộ.
Tôi thấy quyết định của Bộ Giáo dục rất đúng đắn
- Việc bỏ xét tuyển sớm giúp tạo công bằng hơn trong tuyển sinh: tất cả thí sinh cạnh tranh trên cùng một mặt bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, tránh tình trạng một số bạn đỗ sớm nhờ xét học bạ hoặc chứng chỉ mà không cần thi.
- Trước đây, xét tuyển học bạ khiến nhiều nơi xảy ra tình trạng nâng điểm. Việc gộp xét tuyển cùng với điểm thi THPT giúp đảm bảo tính khách quan hơn, hạn chế tiêu cực “chạy” điểm học bạ.
- Không phải vội vàng xét tuyển sớm, thí sinh có thể tập trung hoàn toàn vào kỳ thi THPT mà không bị phân tâm bởi nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau.
Những thay đổi này cũng làm cho cạnh tranh cao hơn giữa các thí sinh, khi thí sinh không thể tận dụng cơ hội trúng tuyển sớm, mà phải cạnh tranh chung một đợt, khiến áp lực điểm thi THPT tăng lên.
Các chứng chỉ quốc tế như IELTS, SAT cũng bị giảm lợi thế, nếu trước đây có thể đỗ sớm, nay phải xét tuyển chung, có thể khiến điểm chứng chỉ bớt giá trị hơn.
Cuối cùng và quan trọng: Trước đây, học sinh có học lực trung bình khá vẫn có thể đỗ nhờ xét học bạ sớm. Nay, họ phải thi tốt nghiệp THPT và cạnh tranh với tất cả thí sinh, khiến khả năng trúng tuyển khó hơn.
Tôi ủng hộ những thay đổi này của Bộ Giáo dục. Thi đại học là cuộc tuyển chọn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, không thể dễ dãi, xuề xòa, đào tạo lấy được dẫn đến thừa thày thiếu thợ mà tốn kém cho gia đình, đất nước.