Thanh Hải Lucky
Thanh Hải Lucky
"Nước lũ lên quá nhanh, nhà tôi ngập đến nóc. Không còn gì cả. Dân bản thiếu lương thực, nước uống. Nay bộ đội đưa mì tôm, nước uống lên tận nơi, tôi phấn khởi lắm, cảm thấy ấm lòng lắm".
Tính đến ngày 25/7, nhiều khu vực thuộc các xã miền núi phía tây tỉnh Nghệ An vẫn đang bị chia cắt, cô lập. Hệ thống giao thông bị tê liệt khiến việc tiếp cận khu vực lũ quét, ngập lụt bằng đường bộ không thể thực hiện được.
Bản Xiềng Tắm, xã biên giới Mỹ Lý (Nghệ An), nơi chịu hậu quả nặng nề của cơn lũ quét tối 22/7, đang bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài.
Trung tâm xã Tương Dương, nơi hứng chịu trận "lũ kép" từ thượng nguồn đổ về và từ thủy điện Bản Vẽ xả lũ đêm 22/7.
Sau 2 ngày, nước đã rút nhưng khung cảnh vẫn đang hết sức tan hoang. Tuyến quốc lộ 7 từ trung tâm tỉnh Nghệ An lên đây đang bị chia cắt do ngập lụt, các phương tiện cơ giới chưa tiếp cận được khu vực này để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả cơn lũ lịch sử.
Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4, đã có mặt tại khu vực tâm lũ để động viên người dân (Ảnh: Anh Tần).
"Nhiều nhà dân bị ngập sâu, nước ngang cổ. Bà con không có nước uống, không có mì tôm, không có gì để ăn. Nhìn bà con mà chảy nước mắt", Tư lệnh Quân khu 4 chia sẻ.
Quân khu 4 đã huy động 6.000 cán bộ chiến sĩ giúp dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả thiên tai.
Trước tình hình chia cắt, cô lập của nhiều xã miền núi phía tây Nghệ An, ngày 24/7, Bộ Quốc phòng đã huy động 2 máy bay trực thăng của Công ty Trực thăng Miền Bắc và Trung đoàn 916, Quân chủng Phòng không - Không quân, phối hợp Bộ tư lệnh Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An triển khai việc tiếp tế cho người dân.
Đối với 2 xã đang bị cô lập hoàn toàn gồm Mỹ Lý và Nhôn Mai, các trực thăng buộc phải thả hàng từ trên cao xuống.
Ông Vi Văn Phùng (bản Chắn, xã Tương Dương chia sẻ: "Nước lũ lên quá nhanh, nhà tôi ngập đến nóc, không kịp lấy gì hết, chỉ có bộ quần áo trong người. Nhà tôi không còn gì cả, không còn một hạt gạo, một hạt muối. Người dân trong bản khó khăn, thiếu lương thực, nước uống. Nay bộ đội đưa mì tôm, nước uống lên tận nơi, tôi phấn khởi lắm, cảm thấy ấm lòng lắm".


Tính đến ngày 25/7, nhiều khu vực thuộc các xã miền núi phía tây tỉnh Nghệ An vẫn đang bị chia cắt, cô lập. Hệ thống giao thông bị tê liệt khiến việc tiếp cận khu vực lũ quét, ngập lụt bằng đường bộ không thể thực hiện được.

Bản Xiềng Tắm, xã biên giới Mỹ Lý (Nghệ An), nơi chịu hậu quả nặng nề của cơn lũ quét tối 22/7, đang bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài.

Trung tâm xã Tương Dương, nơi hứng chịu trận "lũ kép" từ thượng nguồn đổ về và từ thủy điện Bản Vẽ xả lũ đêm 22/7.
Sau 2 ngày, nước đã rút nhưng khung cảnh vẫn đang hết sức tan hoang. Tuyến quốc lộ 7 từ trung tâm tỉnh Nghệ An lên đây đang bị chia cắt do ngập lụt, các phương tiện cơ giới chưa tiếp cận được khu vực này để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả cơn lũ lịch sử.
Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4, đã có mặt tại khu vực tâm lũ để động viên người dân (Ảnh: Anh Tần).
"Nhiều nhà dân bị ngập sâu, nước ngang cổ. Bà con không có nước uống, không có mì tôm, không có gì để ăn. Nhìn bà con mà chảy nước mắt", Tư lệnh Quân khu 4 chia sẻ.
Quân khu 4 đã huy động 6.000 cán bộ chiến sĩ giúp dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả thiên tai.

Trước tình hình chia cắt, cô lập của nhiều xã miền núi phía tây Nghệ An, ngày 24/7, Bộ Quốc phòng đã huy động 2 máy bay trực thăng của Công ty Trực thăng Miền Bắc và Trung đoàn 916, Quân chủng Phòng không - Không quân, phối hợp Bộ tư lệnh Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An triển khai việc tiếp tế cho người dân.


Đối với 2 xã đang bị cô lập hoàn toàn gồm Mỹ Lý và Nhôn Mai, các trực thăng buộc phải thả hàng từ trên cao xuống.


Ông Vi Văn Phùng (bản Chắn, xã Tương Dương chia sẻ: "Nước lũ lên quá nhanh, nhà tôi ngập đến nóc, không kịp lấy gì hết, chỉ có bộ quần áo trong người. Nhà tôi không còn gì cả, không còn một hạt gạo, một hạt muối. Người dân trong bản khó khăn, thiếu lương thực, nước uống. Nay bộ đội đưa mì tôm, nước uống lên tận nơi, tôi phấn khởi lắm, cảm thấy ấm lòng lắm".
