Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
Nhà thơ Trần Đăng Khoa xem “Trăng sáng sân nhà em” là một bài thơ “vớ vẩn” nhưng đến giờ ông vẫn không thể sáng tác lại được một bài nào như thế.
Bài thơ nổi tiếng bị chính tác giả xem là "vớ vẩn"
Có thơ đăng báo từ năm 8 tuổi và nổi tiếng là “thần đồng thơ” từ khi lên 10 tuổi, nhà thơ Trần Đăng Khoa có rất nhiều bài thơ được chọn đưa vào sách giáo khoa. Đa số các bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa được đưa vào sách giáo khoa tiểu học đều trích từ tập thơ Góc sân và khoảng trời.
Những bài thơ này không chỉ quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh mà còn được yêu thích bởi vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên và chứa đựng nhiều hình ảnh gần gũi, thân thuộc với tuổi thơ.
Chỉ tính riêng từ 2019 đến 2020, sách giáo khoa tiểu học đã có 8 bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa được lựa chọn đưa vào chương trình học: Ò…Ó…O (Tiếng Việt 1, tập 2); Tiếng võng kêu (Tiếng Việt 2, tập 1); Cây dừa (Tiếng Việt 2, tập 2); Khi mẹ vắng nhà (Tiếng Việt 3, tập 1); Mẹ ốm (Tiếng Việt 4, tập 1); Mưa (Tiếng Việt 4, tập 1); Trăng ơi… từ đâu đến? (Tiếng Việt 4, tập 2); Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập 1).
Tuy nhiên, có một bài thơ cũng từng được đưa vào sách giáo khoa tiểu học là Trăng sáng sân nhà em lại không được mấy người biết đến. Bài thơ này được nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1966 và từng được nhạc sĩ Trần Hữu Pháp phổ nhạc. Bài hát được các bạn nhỏ đón nhận và yêu thích.
Với nhiều người, đây là bài thơ hay nhưng với nhà thơ Trần Đăng Khoa thì đây là bài thơ “vớ vẩn” trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình.
“Tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao ngày đó mình lại có thể viết được một bài thơ như vậy. Nó rất “vớ vẩn”, chỉ gồm vài câu đơn giản, lặp đi lặp lại kiểu: Ông trăng tròn sáng tỏ/soi rõ sân nhà em rồi Trăng khuya sáng hơn đèn, mà câu này vốn là của dân gian. Hay những hình ảnh như: Hàng cây cau lặng đứng/Hàng cây chuối đứng im... cứ thế, như những quân domino, lặp đi lặp lại mấy câu.
Vậy mà bây giờ, tôi không thể viết nổi lại bài thơ “vớ vẩn” này. Nó rất "vớ vẩn", nhưng chính cái sự "vớ vẩn" một cách tài tình ấy, cái cách nó lặp đi lặp lại mà không gây cảm giác nhàm chán, chính là điều tôi không thể tái hiện. Tôi chịu, không làm lại được”, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.
"Trần Đăng Khoa chẳng có tài cán gì đâu, rất vớ vẩn"
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng chia sẻ: “Thơ viết cho thiếu nhi không hề dễ. Nó đòi hỏi sự trong sáng, tinh tế, chân thật tuyệt đối, và tử tế đến tận cùng. Thiếu nhi không chấp nhận sự giả dối. Và nếu thơ người lớn có thể “diễn” thì thơ trẻ con không thể”.
Đó cũng là lý do vì sao sau mấy chục năm, nhiều tác phẩm thơ ca của Trần Đăng Khoa vẫn sống trong ký ức và xúc cảm của nhiều người.
Cách đây không lâu, trong buổi giao lưu và trò chuyện với các bậc phụ huynh tại Nhà sách Tân Việt với chủ đề Những lời khuyên của nhà thơ dành cho các ba mẹ trẻ, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói rằng, bản thân ông có tình yêu văn thơ và có năng khiếu làm thơ từ bé. Ngoài việc có thơ in báo từ năm 8 tuổi, 10 tuổi đã có tập thơ riêng thì 10 tuổi ông đã được đài truyền hình của Pháp về tận nhà thực hiện bộ phim tài liệu Thế giới của bé Khoa.
“Lớp 3, tôi đã làm thơ, viết văn, viết cả tiểu thuyết và các tác phẩm của tôi đã được in thành sách rồi. Sách đã được dịch ra 40 thứ tiếng và phát hành rộng rãi trên thế giới rồi. Có người bảo: "Trần Đăng Khoa là thần đồng", "Trần Đăng Khoa là thế này, là thế kia… ông ấy giỏi lắm".
Nhưng tôi nói thật, không có ai hiểu Trần Đăng Khoa bằng tôi đâu. Tôi có thể nói rằng, Trần Đăng Khoa chẳng có tài cán gì đâu, rất vớ vẩn. Cậu ấy chỉ có một bí quyết thôi… bí quyết đó làm nên cậu ấy, chính là cậu ấy chịu khó đọc sách. Trí khôn loài người nằm hết ở trong sách cho nên từ bé tôi đã đọc sách để học cái trí khôn ấy rồi", nhà thơ Trần Đăng Khoa tự sự.
Nhà thơ Góc sân và khoảng trời cũng tâm sự thêm rằng, bố mẹ ông là những người không biết chữ. Nhưng bên nhà nội ông lại nhiều nhà Nho, nhiều nhà khoa bảng. Có 3 cụ trong dòng họ của ông đỗ Tiến sĩ và đều có văn bia lưu trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Có cụ còn là thầy dạy của vua, hoàng tử, công chúa trong cung.
“Mẹ tôi toàn dạy tôi những điều tử tế nhưng hồi bé tôi chưa hiểu nhiều lắm. Sau này, khi anh trai tôi có con, tôi mới hiểu những lời mẹ dạy. Mẹ bảo: "Các con phải dạy con mình biết yêu con chó, con mèo, con gà, con vịt, cây na, cây ổi, cây chuối… Một đứa trẻ ngắt một cái cây mới lên để đánh đau con chó là sau này nó cũng có thể làm thế với con người".
Bà chỉ dạy những điều đơn giản thế thôi nhưng vô tình lại hướng tôi đến với văn chương. Đấy chính là "phép nhân hóa" trong văn học. Thời đó tôi có biết "phép nhân hóa" là gì đâu. Sách giáo khoa thời chúng tôi đi học cũng không hay như sách của các con bây giờ đâu. Vì thế tôi phải tìm sách để đọc thêm. Từ bé, tôi đã học thuộc "Truyện Kiều" của cụ Nguyễn Du”, nhà thơ Trần Đăng Khoa bộc bạch.
Bài thơ nổi tiếng bị chính tác giả xem là "vớ vẩn"
Có thơ đăng báo từ năm 8 tuổi và nổi tiếng là “thần đồng thơ” từ khi lên 10 tuổi, nhà thơ Trần Đăng Khoa có rất nhiều bài thơ được chọn đưa vào sách giáo khoa. Đa số các bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa được đưa vào sách giáo khoa tiểu học đều trích từ tập thơ Góc sân và khoảng trời.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa được xem là "thần đồng thơ" từ khi còn rất bé. Ảnh: Tân Việt book
Những bài thơ này không chỉ quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh mà còn được yêu thích bởi vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên và chứa đựng nhiều hình ảnh gần gũi, thân thuộc với tuổi thơ.
Chỉ tính riêng từ 2019 đến 2020, sách giáo khoa tiểu học đã có 8 bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa được lựa chọn đưa vào chương trình học: Ò…Ó…O (Tiếng Việt 1, tập 2); Tiếng võng kêu (Tiếng Việt 2, tập 1); Cây dừa (Tiếng Việt 2, tập 2); Khi mẹ vắng nhà (Tiếng Việt 3, tập 1); Mẹ ốm (Tiếng Việt 4, tập 1); Mưa (Tiếng Việt 4, tập 1); Trăng ơi… từ đâu đến? (Tiếng Việt 4, tập 2); Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập 1).
Tuy nhiên, có một bài thơ cũng từng được đưa vào sách giáo khoa tiểu học là Trăng sáng sân nhà em lại không được mấy người biết đến. Bài thơ này được nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1966 và từng được nhạc sĩ Trần Hữu Pháp phổ nhạc. Bài hát được các bạn nhỏ đón nhận và yêu thích.

Bài thơ "Trăng sáng sân nhà em" được nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1966. Ảnh: TL
Với nhiều người, đây là bài thơ hay nhưng với nhà thơ Trần Đăng Khoa thì đây là bài thơ “vớ vẩn” trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình.
“Tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao ngày đó mình lại có thể viết được một bài thơ như vậy. Nó rất “vớ vẩn”, chỉ gồm vài câu đơn giản, lặp đi lặp lại kiểu: Ông trăng tròn sáng tỏ/soi rõ sân nhà em rồi Trăng khuya sáng hơn đèn, mà câu này vốn là của dân gian. Hay những hình ảnh như: Hàng cây cau lặng đứng/Hàng cây chuối đứng im... cứ thế, như những quân domino, lặp đi lặp lại mấy câu.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa được xem là "thần đồng thơ" từ khi còn bé. Ảnh: TL
Vậy mà bây giờ, tôi không thể viết nổi lại bài thơ “vớ vẩn” này. Nó rất "vớ vẩn", nhưng chính cái sự "vớ vẩn" một cách tài tình ấy, cái cách nó lặp đi lặp lại mà không gây cảm giác nhàm chán, chính là điều tôi không thể tái hiện. Tôi chịu, không làm lại được”, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.
"Trần Đăng Khoa chẳng có tài cán gì đâu, rất vớ vẩn"
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng chia sẻ: “Thơ viết cho thiếu nhi không hề dễ. Nó đòi hỏi sự trong sáng, tinh tế, chân thật tuyệt đối, và tử tế đến tận cùng. Thiếu nhi không chấp nhận sự giả dối. Và nếu thơ người lớn có thể “diễn” thì thơ trẻ con không thể”.
Đó cũng là lý do vì sao sau mấy chục năm, nhiều tác phẩm thơ ca của Trần Đăng Khoa vẫn sống trong ký ức và xúc cảm của nhiều người.
Cách đây không lâu, trong buổi giao lưu và trò chuyện với các bậc phụ huynh tại Nhà sách Tân Việt với chủ đề Những lời khuyên của nhà thơ dành cho các ba mẹ trẻ, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói rằng, bản thân ông có tình yêu văn thơ và có năng khiếu làm thơ từ bé. Ngoài việc có thơ in báo từ năm 8 tuổi, 10 tuổi đã có tập thơ riêng thì 10 tuổi ông đã được đài truyền hình của Pháp về tận nhà thực hiện bộ phim tài liệu Thế giới của bé Khoa.
“Lớp 3, tôi đã làm thơ, viết văn, viết cả tiểu thuyết và các tác phẩm của tôi đã được in thành sách rồi. Sách đã được dịch ra 40 thứ tiếng và phát hành rộng rãi trên thế giới rồi. Có người bảo: "Trần Đăng Khoa là thần đồng", "Trần Đăng Khoa là thế này, là thế kia… ông ấy giỏi lắm".
Nhưng tôi nói thật, không có ai hiểu Trần Đăng Khoa bằng tôi đâu. Tôi có thể nói rằng, Trần Đăng Khoa chẳng có tài cán gì đâu, rất vớ vẩn. Cậu ấy chỉ có một bí quyết thôi… bí quyết đó làm nên cậu ấy, chính là cậu ấy chịu khó đọc sách. Trí khôn loài người nằm hết ở trong sách cho nên từ bé tôi đã đọc sách để học cái trí khôn ấy rồi", nhà thơ Trần Đăng Khoa tự sự.
Nhà thơ Góc sân và khoảng trời cũng tâm sự thêm rằng, bố mẹ ông là những người không biết chữ. Nhưng bên nhà nội ông lại nhiều nhà Nho, nhiều nhà khoa bảng. Có 3 cụ trong dòng họ của ông đỗ Tiến sĩ và đều có văn bia lưu trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Có cụ còn là thầy dạy của vua, hoàng tử, công chúa trong cung.
“Mẹ tôi toàn dạy tôi những điều tử tế nhưng hồi bé tôi chưa hiểu nhiều lắm. Sau này, khi anh trai tôi có con, tôi mới hiểu những lời mẹ dạy. Mẹ bảo: "Các con phải dạy con mình biết yêu con chó, con mèo, con gà, con vịt, cây na, cây ổi, cây chuối… Một đứa trẻ ngắt một cái cây mới lên để đánh đau con chó là sau này nó cũng có thể làm thế với con người".
Bà chỉ dạy những điều đơn giản thế thôi nhưng vô tình lại hướng tôi đến với văn chương. Đấy chính là "phép nhân hóa" trong văn học. Thời đó tôi có biết "phép nhân hóa" là gì đâu. Sách giáo khoa thời chúng tôi đi học cũng không hay như sách của các con bây giờ đâu. Vì thế tôi phải tìm sách để đọc thêm. Từ bé, tôi đã học thuộc "Truyện Kiều" của cụ Nguyễn Du”, nhà thơ Trần Đăng Khoa bộc bạch.
Nguồn: Dân Việt