Kim Phát Tài
Thành viên nổi tiếng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó có thay đổi quan trọng liên quan đến thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT).
Cụ thể, Bộ đề xuất chuyển thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT từ Giám đốc Sở GD&ĐT sang Hiệu trưởng các trường THPT. Đồng thời, đề xuất giao quyền xác nhận hoàn thành chương trình Trung học Cơ sở (THCS) cho hiệu trưởng các trường THCS thông qua học bạ, thay vì Trưởng phòng GD&ĐT cấp quận, huyện như hiện nay. Đây là hai đề xuất tiến bộ, phù hợp với bối cảnh đổi mới hiện tại, và khi áp dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh cũng như phụ huynh.
Thứ nhất, đề xuất này thể hiện rõ nguyên tắc phân cấp, phân quyền trong quản lý giáo dục, đồng thời tuân thủ đúng tinh thần "nơi nào đào tạo, nơi đó cấp bằng" - nguyên tắc vốn đã được áp dụng từ lâu tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, Australia, Phần Lan…
Ở những nước này, hiệu trưởng các trường THPT chịu trách nhiệm cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh của trường mình. Còn đối với bậc THCS, nhiều quốc gia cũng đã bỏ cấp bằng và chỉ sử dụng xác nhận của hiệu trưởng về kết quả học tập để xét tuyển vào bậc trung học hoặc chuyển sang các trường nghề.
Thứ hai, đề xuất giao quyền xác nhận hoàn thành chương trình THCS cho hiệu trưởng thông qua học bạ cũng rất phù hợp, sát với tình hình thực tế và chủ trương tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Bởi, từ tháng 7/2025, cấp quận, huyện sẽ không còn tồn tại, đồng nghĩa với việc phòng GD&ĐT cấp quận, huyện cũng không còn trong cơ cấu tổ chức quản lý giáo dục.
Hơn nữa, thực tế cho thấy, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục đến hết lớp 9 với tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình THCS gần như đạt 100%, nên việc cấp bằng cho cấp học này dần trở nên hình thức và không còn cần thiết.
Thứ ba, các đề xuất nói trên mang lại hiệu quả lớn về mặt tiết kiệm chi phí xã hội, bao gồm tiền bạc, thời gian và nhân lực cho hoạt động in ấn, quản lý bằng cấp mang tính tập trung. Lấy ví dụ ngay trong năm nay, dự kiến có khoảng 1,1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT.
Theo quy trình hiện tại, giám đốc các Sở GD&ĐT phải tiếp nhận toàn bộ số liệu, hồ sơ điểm của từng trường, tổ chức kiểm tra, phê duyệt và cấp bằng tập trung, rồi lại chuyển trả bằng về từng trường. Quy trình này gây tốn kém không chỉ về nhân lực, chi phí quản lý mà còn chậm trễ cho học sinh. Khi trao quyền cấp bằng cho từng trường, việc in ấn bằng tốt nghiệp có thể được thực hiện theo mẫu quy định thống nhất, đồng thời cho phép từng trường có thể thêm đặc trưng riêng. Điều này không chỉ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí, thời gian mà còn mang lại giá trị tinh thần cho học sinh: các em sẽ tự hào hơn khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp do chính trường mình cấp.
Mặc dù vậy, các đề xuất này cũng đặt ra một số vấn đề cần được cân nhắc, tính toán kỹ trước khi triển khai, áp dụng vào thực tiễn. Theo đó, làm sao để kiểm soát được chất lượng việc cấp bằng tốt nghiệp THPT và giấy xác nhận hoàn thành chương trình THCS của từng hiệu trưởng? Liệu thay đổi này có tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tiêu cực, như nâng điểm, cấp sai bằng, hoặc buông lỏng quản lý hay không? Hay việc liên lạc trong hệ thống kiểm tra - đánh giá - lưu trữ bằng cấp sẽ được tổ chức thế nào?
Thực tế, ở Việt Nam hiện nay, hệ thống kiểm tra, đánh giá học sinh tốt nghiệp vẫn do Bộ GD&ĐT quy định và các trường có trách nhiệm tuân thủ. Các trường hiện lưu trữ học bạ và dữ liệu học sinh khá bài bản, nhưng nếu trao quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT thì cần bổ sung quy định về lưu trữ dữ liệu bằng tốt nghiệp THPT hay xác nhận đã hoàn tất chương trình THCS. Cùng với đó là các quy định nghiêm ngặt về chống gian lận, giả mạo bằng cấp phát sinh.
Kinh nghiệm có thể tham khảo là Pháp. Nước này cho phép hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt nghiệp, nhưng hệ thống kiểm tra, đánh giá và lưu trữ được chuẩn hóa từ cấp quốc gia. Vì vậy, không một ai có thể tự ý nâng điểm hay ký phát bằng bừa bãi, bởi mọi dữ liệu đã được nhập và quản lý trên hệ thống quốc gia. Hơn nữa, điểm kiểm tra liên tục được giám sát bởi giáo viên bộ môn kết hợp hệ thống kiểm định quốc gia. Bài thi của kỳ thi Tú tài vào năm cuối THPT được chấm ẩn danh, chấm chéo giữa các trường. Mỗi học sinh Pháp có số INE (mã định danh học tập) dùng suốt đời, chống làm giả để tra cứu lịch sử học tập, bảo đảm minh bạch.
Thiết nghĩ, chúng ta cũng có thể xem xét học hỏi trong việc đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu học tập, cấp mã định danh cho mỗi học sinh từ cấp tiểu học và triển khai nền tảng lưu trữ, kiểm tra, xác minh dữ liệu tập trung. Theo đó, đề xuất trao quyền cấp bằng THPT cho hiệu trưởng và bỏ bằng tốt nghiệp THCS là hoàn toàn khả thi và hợp lý.
Tác giả: Bà Nguyễn Thị Bích Hậu tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội ngành Ngôn ngữ và Văn chương; có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí. Bà là tác giả các cuốn sách giúp các bậc cha mẹ chuẩn bị cho con học tập trong nước và du học, lấy học bổng thành công như Đồng hành du học cùng con, Du học cho con nhà nghèo, Du học đừng để tiền mọc cánh, Cẩm nang chọn trường công, trường tư hay trường quốc tế...
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bích Hậu đăng trên báo Dân Trí
Cụ thể, Bộ đề xuất chuyển thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT từ Giám đốc Sở GD&ĐT sang Hiệu trưởng các trường THPT. Đồng thời, đề xuất giao quyền xác nhận hoàn thành chương trình Trung học Cơ sở (THCS) cho hiệu trưởng các trường THCS thông qua học bạ, thay vì Trưởng phòng GD&ĐT cấp quận, huyện như hiện nay. Đây là hai đề xuất tiến bộ, phù hợp với bối cảnh đổi mới hiện tại, và khi áp dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh cũng như phụ huynh.
Thứ nhất, đề xuất này thể hiện rõ nguyên tắc phân cấp, phân quyền trong quản lý giáo dục, đồng thời tuân thủ đúng tinh thần "nơi nào đào tạo, nơi đó cấp bằng" - nguyên tắc vốn đã được áp dụng từ lâu tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, Australia, Phần Lan…
Ở những nước này, hiệu trưởng các trường THPT chịu trách nhiệm cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh của trường mình. Còn đối với bậc THCS, nhiều quốc gia cũng đã bỏ cấp bằng và chỉ sử dụng xác nhận của hiệu trưởng về kết quả học tập để xét tuyển vào bậc trung học hoặc chuyển sang các trường nghề.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại TPHCM (Ảnh: Nam Anh).
Thứ hai, đề xuất giao quyền xác nhận hoàn thành chương trình THCS cho hiệu trưởng thông qua học bạ cũng rất phù hợp, sát với tình hình thực tế và chủ trương tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Bởi, từ tháng 7/2025, cấp quận, huyện sẽ không còn tồn tại, đồng nghĩa với việc phòng GD&ĐT cấp quận, huyện cũng không còn trong cơ cấu tổ chức quản lý giáo dục.
Hơn nữa, thực tế cho thấy, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục đến hết lớp 9 với tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình THCS gần như đạt 100%, nên việc cấp bằng cho cấp học này dần trở nên hình thức và không còn cần thiết.
Thứ ba, các đề xuất nói trên mang lại hiệu quả lớn về mặt tiết kiệm chi phí xã hội, bao gồm tiền bạc, thời gian và nhân lực cho hoạt động in ấn, quản lý bằng cấp mang tính tập trung. Lấy ví dụ ngay trong năm nay, dự kiến có khoảng 1,1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT.
Theo quy trình hiện tại, giám đốc các Sở GD&ĐT phải tiếp nhận toàn bộ số liệu, hồ sơ điểm của từng trường, tổ chức kiểm tra, phê duyệt và cấp bằng tập trung, rồi lại chuyển trả bằng về từng trường. Quy trình này gây tốn kém không chỉ về nhân lực, chi phí quản lý mà còn chậm trễ cho học sinh. Khi trao quyền cấp bằng cho từng trường, việc in ấn bằng tốt nghiệp có thể được thực hiện theo mẫu quy định thống nhất, đồng thời cho phép từng trường có thể thêm đặc trưng riêng. Điều này không chỉ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí, thời gian mà còn mang lại giá trị tinh thần cho học sinh: các em sẽ tự hào hơn khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp do chính trường mình cấp.
Mặc dù vậy, các đề xuất này cũng đặt ra một số vấn đề cần được cân nhắc, tính toán kỹ trước khi triển khai, áp dụng vào thực tiễn. Theo đó, làm sao để kiểm soát được chất lượng việc cấp bằng tốt nghiệp THPT và giấy xác nhận hoàn thành chương trình THCS của từng hiệu trưởng? Liệu thay đổi này có tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tiêu cực, như nâng điểm, cấp sai bằng, hoặc buông lỏng quản lý hay không? Hay việc liên lạc trong hệ thống kiểm tra - đánh giá - lưu trữ bằng cấp sẽ được tổ chức thế nào?
Thực tế, ở Việt Nam hiện nay, hệ thống kiểm tra, đánh giá học sinh tốt nghiệp vẫn do Bộ GD&ĐT quy định và các trường có trách nhiệm tuân thủ. Các trường hiện lưu trữ học bạ và dữ liệu học sinh khá bài bản, nhưng nếu trao quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT thì cần bổ sung quy định về lưu trữ dữ liệu bằng tốt nghiệp THPT hay xác nhận đã hoàn tất chương trình THCS. Cùng với đó là các quy định nghiêm ngặt về chống gian lận, giả mạo bằng cấp phát sinh.
Kinh nghiệm có thể tham khảo là Pháp. Nước này cho phép hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt nghiệp, nhưng hệ thống kiểm tra, đánh giá và lưu trữ được chuẩn hóa từ cấp quốc gia. Vì vậy, không một ai có thể tự ý nâng điểm hay ký phát bằng bừa bãi, bởi mọi dữ liệu đã được nhập và quản lý trên hệ thống quốc gia. Hơn nữa, điểm kiểm tra liên tục được giám sát bởi giáo viên bộ môn kết hợp hệ thống kiểm định quốc gia. Bài thi của kỳ thi Tú tài vào năm cuối THPT được chấm ẩn danh, chấm chéo giữa các trường. Mỗi học sinh Pháp có số INE (mã định danh học tập) dùng suốt đời, chống làm giả để tra cứu lịch sử học tập, bảo đảm minh bạch.
Thiết nghĩ, chúng ta cũng có thể xem xét học hỏi trong việc đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu học tập, cấp mã định danh cho mỗi học sinh từ cấp tiểu học và triển khai nền tảng lưu trữ, kiểm tra, xác minh dữ liệu tập trung. Theo đó, đề xuất trao quyền cấp bằng THPT cho hiệu trưởng và bỏ bằng tốt nghiệp THCS là hoàn toàn khả thi và hợp lý.
Tác giả: Bà Nguyễn Thị Bích Hậu tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội ngành Ngôn ngữ và Văn chương; có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí. Bà là tác giả các cuốn sách giúp các bậc cha mẹ chuẩn bị cho con học tập trong nước và du học, lấy học bổng thành công như Đồng hành du học cùng con, Du học cho con nhà nghèo, Du học đừng để tiền mọc cánh, Cẩm nang chọn trường công, trường tư hay trường quốc tế...
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bích Hậu đăng trên báo Dân Trí
Nguồn: Dân Trí