Cao Tùng
Thành viên nổi tiếng
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một văn bản đóng dấu một công ty thành lập tháng 5/2025 đề xuất đứng ra nhận làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Dự án có tổng chiều dài 1.541km từ Hà Nội đến TPHCM, có tốc độ thiết kế 350km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).
Thành thật mà nói, tôi không rõ mức độ xác thực của văn bản này đến đâu. Nhưng cứ giả sử những nội dung trong đó là đúng, thì theo bạn, có nên để một doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam?
Cá nhân tôi nghĩ, phải nói đây là một đề xuất táo bạo, và đúng thời điểm của doanh nghiệp này. Bởi vì, Trung ương và Chính phủ liên tục nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân như một động lực tăng trưởng, thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm là tín hiệu tích cực, cho thấy niềm tin vào môi trường đầu tư đang được củng cố.
Tuy nhiên, dù tinh thần rất đáng khen ngợi, nhưng khi giao một dự án, đặc biệt trong trường hợp này là một siêu dự án hạ tầng quốc gia, thì việc đánh giá năng lực thực hiện của doanh nghiệp triển khai phải cực kỳ cẩn trọng. Trong bất kỳ dự án nào, năng lực doanh nghiệp phải được xem xét toàn diện - không chỉ là năng lực tài chính, mà còn bao gồm kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự, khả năng tổ chức thi công, quản trị rủi ro, năng lực công nghệ, và cam kết trách nhiệm lâu dài sau khi dự án đi vào vận hành...
Với trường hợp của đề xuất lần này, nếu đúng, thì công ty mới thành lập chưa lâu, chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao, và vốn điều lệ chỉ 6.000 tỷ đồng. Bạn nên biết, tổng vốn đầu tư dự kiến cho tuyến đường sắt lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng - tức số vốn của công ty chỉ chiếm chưa đến 0,4% tổng vốn cần thiết. Một con số quá nhỏ bé nếu so với quy mô dự án và độ phức tạp của nó.
Điều đáng chú ý hơn là cơ cấu tài chính được đề xuất: doanh nghiệp chỉ bỏ ra 20% vốn, phần còn lại – tới 80% – đề nghị vay từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước đứng ra bảo lãnh, với lãi suất 0% trong suốt 35 năm. Nói nôm na, đây là một mô hình mà người dân chúng ta hay gọi là: “tay không bắt giặc”. Nhà nước bỏ ra phần lớn vốn, thậm chí còn ứng bằng nguồn vay ưu đãi hoặc ngân sách quốc gia. Doanh nghiệp không bỏ ra nhiều, không chịu lãi suất, không phải gánh rủi ro tài chính. Nhưng bù lại, họ đề nghị được miễn toàn bộ thuế nhập khẩu thiết bị, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, và quan trọng nhất là được độc quyền khai thác tuyến đường sắt trong 99 năm.
Một doanh nghiệp mới, vốn điều lệ chỉ vài nghìn tỷ, không có tài sản đủ lớn thế chấp, thì lấy gì để chịu trách nhiệm? Ai sẽ đứng ra bù đắp tổn thất cho quốc gia? Có thể thấy rõ: rủi ro thì Nhà nước gánh, còn lợi ích thì doanh nghiệp hưởng gần như trọn vẹn trong cả thế kỷ.
Tôi không phản đối việc tư nhân tham gia hạ tầng. Trái lại, tôi tin rằng sự tham gia của khu vực tư nhân, nếu được kiểm soát tốt, sẽ giúp đất nước phát triển nhanh và linh hoạt hơn. Nhưng hạ tầng quốc gia không phải nơi để thử nghiệm niềm tin. Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không đơn thuần là một tuyến đường, mà là trục giao thông huyết mạch, gắn với an ninh, phát triển vùng, chủ quyền công nghệ và định hình thế kỷ tới.
Vì thế, tôi nghĩ rằng những gì cam kết trên giấy chưa thể nói lên được điều gì. Điều tối thiểu là phải đánh giá rõ ràng: doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính không? Có kinh nghiệm không? Làm chủ được công nghệ không? Và quan trọng nhất, trách nhiệm của doanh nghiệp nếu có rủi ro xảy ra là gì?
Thành thật mà nói, tôi không rõ mức độ xác thực của văn bản này đến đâu. Nhưng cứ giả sử những nội dung trong đó là đúng, thì theo bạn, có nên để một doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam?

Cá nhân tôi nghĩ, phải nói đây là một đề xuất táo bạo, và đúng thời điểm của doanh nghiệp này. Bởi vì, Trung ương và Chính phủ liên tục nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân như một động lực tăng trưởng, thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm là tín hiệu tích cực, cho thấy niềm tin vào môi trường đầu tư đang được củng cố.
Tuy nhiên, dù tinh thần rất đáng khen ngợi, nhưng khi giao một dự án, đặc biệt trong trường hợp này là một siêu dự án hạ tầng quốc gia, thì việc đánh giá năng lực thực hiện của doanh nghiệp triển khai phải cực kỳ cẩn trọng. Trong bất kỳ dự án nào, năng lực doanh nghiệp phải được xem xét toàn diện - không chỉ là năng lực tài chính, mà còn bao gồm kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự, khả năng tổ chức thi công, quản trị rủi ro, năng lực công nghệ, và cam kết trách nhiệm lâu dài sau khi dự án đi vào vận hành...
Với trường hợp của đề xuất lần này, nếu đúng, thì công ty mới thành lập chưa lâu, chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao, và vốn điều lệ chỉ 6.000 tỷ đồng. Bạn nên biết, tổng vốn đầu tư dự kiến cho tuyến đường sắt lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng - tức số vốn của công ty chỉ chiếm chưa đến 0,4% tổng vốn cần thiết. Một con số quá nhỏ bé nếu so với quy mô dự án và độ phức tạp của nó.
Điều đáng chú ý hơn là cơ cấu tài chính được đề xuất: doanh nghiệp chỉ bỏ ra 20% vốn, phần còn lại – tới 80% – đề nghị vay từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước đứng ra bảo lãnh, với lãi suất 0% trong suốt 35 năm. Nói nôm na, đây là một mô hình mà người dân chúng ta hay gọi là: “tay không bắt giặc”. Nhà nước bỏ ra phần lớn vốn, thậm chí còn ứng bằng nguồn vay ưu đãi hoặc ngân sách quốc gia. Doanh nghiệp không bỏ ra nhiều, không chịu lãi suất, không phải gánh rủi ro tài chính. Nhưng bù lại, họ đề nghị được miễn toàn bộ thuế nhập khẩu thiết bị, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, và quan trọng nhất là được độc quyền khai thác tuyến đường sắt trong 99 năm.
Một doanh nghiệp mới, vốn điều lệ chỉ vài nghìn tỷ, không có tài sản đủ lớn thế chấp, thì lấy gì để chịu trách nhiệm? Ai sẽ đứng ra bù đắp tổn thất cho quốc gia? Có thể thấy rõ: rủi ro thì Nhà nước gánh, còn lợi ích thì doanh nghiệp hưởng gần như trọn vẹn trong cả thế kỷ.
Tôi không phản đối việc tư nhân tham gia hạ tầng. Trái lại, tôi tin rằng sự tham gia của khu vực tư nhân, nếu được kiểm soát tốt, sẽ giúp đất nước phát triển nhanh và linh hoạt hơn. Nhưng hạ tầng quốc gia không phải nơi để thử nghiệm niềm tin. Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không đơn thuần là một tuyến đường, mà là trục giao thông huyết mạch, gắn với an ninh, phát triển vùng, chủ quyền công nghệ và định hình thế kỷ tới.
Vì thế, tôi nghĩ rằng những gì cam kết trên giấy chưa thể nói lên được điều gì. Điều tối thiểu là phải đánh giá rõ ràng: doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính không? Có kinh nghiệm không? Làm chủ được công nghệ không? Và quan trọng nhất, trách nhiệm của doanh nghiệp nếu có rủi ro xảy ra là gì?