Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Mặc dù tỷ lệ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khá cao, song đại diện Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) cho biết, tiền hưởng thực tế của chính sách này thực tế khá thấp do không đóng bảo hiểm trên thu nhập thực chất.
Đó là chia sẻ của Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ Nội Vụ) Trần Tuấn Tú tại tọa đàm "Bảo hiểm thất nghiệp: Những điểm mới trong chính sách và chế độ cho cán bộ, công chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính" diễn ra chiều 19/5.
Mức hưởng thấp, người lao động chưa yên tâm học nghề
Trao đổi về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Phó trưởng Ban quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Hồ Thị Kim Ngân cho biết, điểm mới về chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong dự luật phải kể đến quy định về hỗ trợ, tạo điều kiện đào tạo nghề cho người lao động trong doanh nghiệp.
So với luật hiện hành, điều kiện doanh nghiệp được hưởng chính sách đào tạo nghề cho lao động dễ dàng hơn. Cụ thể như họ không cần đóng 12 tháng bảo hiểm xã hội liên tục mà chỉ cần đóng đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm.
Phó trưởng Ban quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Hồ Thị Kim Ngân (Ảnh: TN).
Theo bà Ngân, tiếp đó phải kể tới phương án doanh nghiệp chỉ cần 2-7 ngày đào tạo người lao động, tùy vào nhu cầu thực tế các khóa học. Trước đây, quy định việc đào tạo phải kéo dài 3-6 tháng...
Quy định này thấy rõ sự bất cập trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho công nhân thời điểm dịch Covid-19. Vì vậy, rất ít đơn vị tiếp cận được gói chính sách hỗ trợ này.
"Lần này sửa đổi Luật Việc làm, tôi nhận thấy các quy định được điều chỉnh giúp doanh nghiệp, người lao động tham gia đào tạo nghề rất sát với thực tiễn, hưởng lợi thực sự", Phó trưởng Ban quan hệ lao động cho hay.
Về tỷ lệ hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% tiền lương đóng khá cao, theo bà Ngân, có ý kiến cho rằng số tiền hưởng thực tế không cao.
Bà Ngân dẫn ví dụ công nhân đóng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền 4-5 triệu đồng/tháng thì chỉ nhận về 2-3 triệu/tháng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, vợ chồng làm công nhân nuôi con tuổi ăn học chỉ với 5-6 triệu đồng trợ cấp thì không thể trang trải chi phí sinh hoạt.
"Nếu không đủ chi phí trang trải cuộc sống thì công nhân sẽ tìm việc tay chân như ********, xe ôm… để có thêm thu nhập chứ không toàn tâm toàn ý đi học đào tạo một nghề mới", đại diện công đoàn nêu thực tế.
Mức hưởng thấp do mức đóng thấp
Thông tin rõ hơn về quy định này, ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ Nội Vụ) khẳng định tỷ lệ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của nước ta không thấp so với thế giới.
Trong thời gian vừa qua, chính sách này được triển khai từ năm 2008. Sau hơn 16 năm, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng ưu việt, mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Theo ông Tú, trợ cấp thất nghiệp là khoản tài chính hỗ trợ tạm thời trong thời gian người lao động mất việc làm. Tuy nhiên, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp cho hay, tỷ lệ hưởng chính sách không thấp nhưng tiền lương đóng của họ lại thấp.
Trong khi quy định hướng tới việc đóng theo thu nhập, thì người lao động đang đóng ở mức lương gần như tối thiểu.
Ông Trần Tuấn Tú dẫn chứng mức lương của một công nhân may làm việc ở nông thôn cũng hơn 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo thống kê thì mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp bình quân chỉ 6 triệu đồng/tháng.
"Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa dựa trên thu nhập thực sự. Nên dù được hỗ trợ 60% nhưng với nền đóng thấp thì mức hưởng trợ cấp bình quân của người lao động chỉ 3,6 triệu đồng/tháng", đại diện Cục Việc làm cho hay.
Theo ông Tú, tỷ lệ hưởng 60% đã được tính toán dựa trên bản chất, nguyên tắc, cân đối thu - chi, phương án tài chính... Nếu không tính toán kỹ lưỡng các yếu tố sẽ dẫn đến thâm hụt quỹ.
Liên quan đến việc kết dư quỹ cao trong thời gian qua, đại diện Cục Việc làm cho biết quỹ này kết dư có lịch sử. Bởi từ năm 2009 đến 2014 quỹ chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo. Trong khi đó, thời gian tích lũy của người lao động còn thấp. Họ đóng ít thì thời gian hưởng ít nên kết dư nhiều.
Còn từ năm 2020 đến nay, thu - chi của quỹ tiệm cận nhau. Do vậy, theo vị này, nếu tăng các chế độ mà không tăng mức đóng thì chính sách sẽ không khả thi.
Đó là chia sẻ của Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ Nội Vụ) Trần Tuấn Tú tại tọa đàm "Bảo hiểm thất nghiệp: Những điểm mới trong chính sách và chế độ cho cán bộ, công chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính" diễn ra chiều 19/5.
Mức hưởng thấp, người lao động chưa yên tâm học nghề
Trao đổi về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Phó trưởng Ban quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Hồ Thị Kim Ngân cho biết, điểm mới về chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong dự luật phải kể đến quy định về hỗ trợ, tạo điều kiện đào tạo nghề cho người lao động trong doanh nghiệp.
So với luật hiện hành, điều kiện doanh nghiệp được hưởng chính sách đào tạo nghề cho lao động dễ dàng hơn. Cụ thể như họ không cần đóng 12 tháng bảo hiểm xã hội liên tục mà chỉ cần đóng đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm.

Theo bà Ngân, tiếp đó phải kể tới phương án doanh nghiệp chỉ cần 2-7 ngày đào tạo người lao động, tùy vào nhu cầu thực tế các khóa học. Trước đây, quy định việc đào tạo phải kéo dài 3-6 tháng...
Quy định này thấy rõ sự bất cập trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho công nhân thời điểm dịch Covid-19. Vì vậy, rất ít đơn vị tiếp cận được gói chính sách hỗ trợ này.
"Lần này sửa đổi Luật Việc làm, tôi nhận thấy các quy định được điều chỉnh giúp doanh nghiệp, người lao động tham gia đào tạo nghề rất sát với thực tiễn, hưởng lợi thực sự", Phó trưởng Ban quan hệ lao động cho hay.
Về tỷ lệ hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% tiền lương đóng khá cao, theo bà Ngân, có ý kiến cho rằng số tiền hưởng thực tế không cao.
Bà Ngân dẫn ví dụ công nhân đóng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền 4-5 triệu đồng/tháng thì chỉ nhận về 2-3 triệu/tháng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, vợ chồng làm công nhân nuôi con tuổi ăn học chỉ với 5-6 triệu đồng trợ cấp thì không thể trang trải chi phí sinh hoạt.
"Nếu không đủ chi phí trang trải cuộc sống thì công nhân sẽ tìm việc tay chân như ********, xe ôm… để có thêm thu nhập chứ không toàn tâm toàn ý đi học đào tạo một nghề mới", đại diện công đoàn nêu thực tế.
Mức hưởng thấp do mức đóng thấp
Thông tin rõ hơn về quy định này, ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ Nội Vụ) khẳng định tỷ lệ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của nước ta không thấp so với thế giới.
Trong thời gian vừa qua, chính sách này được triển khai từ năm 2008. Sau hơn 16 năm, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng ưu việt, mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Theo ông Tú, trợ cấp thất nghiệp là khoản tài chính hỗ trợ tạm thời trong thời gian người lao động mất việc làm. Tuy nhiên, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp cho hay, tỷ lệ hưởng chính sách không thấp nhưng tiền lương đóng của họ lại thấp.
Trong khi quy định hướng tới việc đóng theo thu nhập, thì người lao động đang đóng ở mức lương gần như tối thiểu.

Ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Ảnh: TN).
Ông Trần Tuấn Tú dẫn chứng mức lương của một công nhân may làm việc ở nông thôn cũng hơn 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo thống kê thì mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp bình quân chỉ 6 triệu đồng/tháng.
"Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa dựa trên thu nhập thực sự. Nên dù được hỗ trợ 60% nhưng với nền đóng thấp thì mức hưởng trợ cấp bình quân của người lao động chỉ 3,6 triệu đồng/tháng", đại diện Cục Việc làm cho hay.
Theo ông Tú, tỷ lệ hưởng 60% đã được tính toán dựa trên bản chất, nguyên tắc, cân đối thu - chi, phương án tài chính... Nếu không tính toán kỹ lưỡng các yếu tố sẽ dẫn đến thâm hụt quỹ.
Liên quan đến việc kết dư quỹ cao trong thời gian qua, đại diện Cục Việc làm cho biết quỹ này kết dư có lịch sử. Bởi từ năm 2009 đến 2014 quỹ chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo. Trong khi đó, thời gian tích lũy của người lao động còn thấp. Họ đóng ít thì thời gian hưởng ít nên kết dư nhiều.
Còn từ năm 2020 đến nay, thu - chi của quỹ tiệm cận nhau. Do vậy, theo vị này, nếu tăng các chế độ mà không tăng mức đóng thì chính sách sẽ không khả thi.
Nguồn: Dân Trí