Thanh Hải Lucky
Thanh Hải Lucky
Giai đoạn này, mình nhận được rất nhiều chia sẻ từ các bậc phụ huynh có con sinh năm 2007 đang bước vào mùa đăng ký xét tuyển đại học năm 2025. Điều khiến cô thực sự quan tâm không chỉ là áp lực học hành của các con mà còn là cảm xúc hoang mang, lo lắng và của cha mẹ trong việc lựa chọn nguyện vọng. Một phụ huynh tâm sự: “Con nhà em có IELTS 7.5, HSA 96 mà vẫn không dám chắc sẽ đỗ đúng trường, đúng ngành. Em rải đến 40-50 nguyện vọng rồi mà vẫn lo. Mấy hôm nữa chắc còn lên đến 70 nguyện vọng, chi 2-4 triệu đồng chỉ để mong không trượt đại học.” Nhiều phụ huynh con học trường chuyên, hồ sơ xuất sắc với IELTS 8.0, SAT 1.500, điểm thi tốt nghiệp dự đoán Toán 9, Lý 9,5, Anh quy đổi IELTS 10 điểm nhưng vẫn lo lắng và đặt đến 20-30 nguyện vọng các trường đại học. Câu chuyện đó không phải cá biệt, mà là bức tranh chung của rất nhiều gia đình có con trong độ tuổi bước ngoặt.
Vấn đề lớn nhất hiện nay là do năm nay không có xét tuyển sớm như mọi năm. Thí sinh buộc phải đợi sau kỳ thi tốt nghiệp THPT mới có thể nộp nguyện vọng chính thức. Điều này tưởng như sẽ giúp các con tập trung vào học kỳ 2 và thi tốt nghiệp, nhưng thực tế lại tạo ra một vấn đề: Các em và gia đình trở nên hoang mang không biết điểm thi, điểm chuẩn sẽ như thế nào, từ đó phát sinh tâm lý “đặt càng nhiều nguyện vọng càng an toàn”, giống như rải truyền đơn hoặc đánh cược may rủi. Việc này không chỉ khiến phụ huynh mất phương hướng mà còn gây ra áp lực tài chính không nhỏ khi mỗi nguyện vọng đều mất phí. Nhiều gia đình chia sẻ đã chi vài triệu đồng chỉ để đăng ký hàng chục nguyện vọng, từ các trường top đầu như FTU, NEU đến các trường trong hệ thống ĐHQG, Học viện Tài chính, Ngân hàng...
Có thể nói, việc chạy đua nguyện vọng như vậy là hệ quả của sự thiếu linh hoạt trong chính sách tuyển sinh hiện tại. Thay vì cố gắng kiểm soát việc học kỳ 2 của học sinh bằng cách lùi thời điểm xét tuyển, có lẽ Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cân nhắc cho phép các trường được xét tuyển sớm sau khi học sinh hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp. Như vậy, học sinh vẫn giữ được động lực học tập, vừa không phải chịu áp lực tâm lý quá lớn, còn phụ huynh thì không phải “đặt cược” vào hàng chục nguyện vọng chỉ để tìm một suất an toàn.
Chặng đường xét tuyển đại học vốn đã đủ thử thách, hy vọng rằng, với sự điều chỉnh từ chính sách vĩ mô và sự đồng hành tỉnh táo, trách nhiệm từ phía gia đình, các con 2k7 sẽ bước vào cánh cửa đại học bằng tâm thế nhẹ nhàng và vững vàng hơn. Và cô cũng mong rằng, từ những trải nghiệm và bất cập của mùa tuyển sinh năm nay, ngành giáo dục và các trường đại học sẽ rút ra bài học cần thiết để thay đổi tích cực cho các năm tiếp theo. Mong rằng các học sinh và phụ huynh 2k8 sẽ có một mùa tuyển sinh thuận lợi hơn, khi các chính sách được điều chỉnh hợp lý, minh bạch và nhân văn hơn để giảm bớt áp lực, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức cho cả gia đình và giúp các con có được định hướng đúng đắn cho tương lai.
Cô Thanh Hải Lucky
Tư vấn Tâm lý Giáo dục và hướng nghiệp
Tác giả cuốn sách "Cùng con bước qua các kỳ thi"
#TưVấnHướngNghiệp
#Tưvấnphụhuynh

Vấn đề lớn nhất hiện nay là do năm nay không có xét tuyển sớm như mọi năm. Thí sinh buộc phải đợi sau kỳ thi tốt nghiệp THPT mới có thể nộp nguyện vọng chính thức. Điều này tưởng như sẽ giúp các con tập trung vào học kỳ 2 và thi tốt nghiệp, nhưng thực tế lại tạo ra một vấn đề: Các em và gia đình trở nên hoang mang không biết điểm thi, điểm chuẩn sẽ như thế nào, từ đó phát sinh tâm lý “đặt càng nhiều nguyện vọng càng an toàn”, giống như rải truyền đơn hoặc đánh cược may rủi. Việc này không chỉ khiến phụ huynh mất phương hướng mà còn gây ra áp lực tài chính không nhỏ khi mỗi nguyện vọng đều mất phí. Nhiều gia đình chia sẻ đã chi vài triệu đồng chỉ để đăng ký hàng chục nguyện vọng, từ các trường top đầu như FTU, NEU đến các trường trong hệ thống ĐHQG, Học viện Tài chính, Ngân hàng...
Có thể nói, việc chạy đua nguyện vọng như vậy là hệ quả của sự thiếu linh hoạt trong chính sách tuyển sinh hiện tại. Thay vì cố gắng kiểm soát việc học kỳ 2 của học sinh bằng cách lùi thời điểm xét tuyển, có lẽ Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cân nhắc cho phép các trường được xét tuyển sớm sau khi học sinh hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp. Như vậy, học sinh vẫn giữ được động lực học tập, vừa không phải chịu áp lực tâm lý quá lớn, còn phụ huynh thì không phải “đặt cược” vào hàng chục nguyện vọng chỉ để tìm một suất an toàn.
Chặng đường xét tuyển đại học vốn đã đủ thử thách, hy vọng rằng, với sự điều chỉnh từ chính sách vĩ mô và sự đồng hành tỉnh táo, trách nhiệm từ phía gia đình, các con 2k7 sẽ bước vào cánh cửa đại học bằng tâm thế nhẹ nhàng và vững vàng hơn. Và cô cũng mong rằng, từ những trải nghiệm và bất cập của mùa tuyển sinh năm nay, ngành giáo dục và các trường đại học sẽ rút ra bài học cần thiết để thay đổi tích cực cho các năm tiếp theo. Mong rằng các học sinh và phụ huynh 2k8 sẽ có một mùa tuyển sinh thuận lợi hơn, khi các chính sách được điều chỉnh hợp lý, minh bạch và nhân văn hơn để giảm bớt áp lực, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức cho cả gia đình và giúp các con có được định hướng đúng đắn cho tương lai.
Cô Thanh Hải Lucky
Tư vấn Tâm lý Giáo dục và hướng nghiệp
Tác giả cuốn sách "Cùng con bước qua các kỳ thi"
#TưVấnHướngNghiệp
#Tưvấnphụhuynh