Các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử, gắn kết người dân trên khắp đất nước Nga.
Duyệt binh ở Quảng trường Đỏ là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với người dân Nga (Ảnh: AFP).
Sự kiện mang ý nghĩa lịch sử
Khi các nhà xã hội học hỏi người Nga về điều gì khiến họ tự hào nhất trong lịch sử đất nước, câu trả lời phổ biến nhất trong hơn 20 năm qua là chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945). Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Ngày Chiến thắng (9/5) là một trong những lễ kỷ niệm lớn nhất ở Nga.
Ngày lễ này gắn kết người dân từ mọi tầng lớp trong xã hội Nga. Theo thống kê vào năm 2016, cứ 6 người dân Nga thì có 1 người từng tham gia lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng.
Ngoài các màn trình diễn pháo hoa buổi tối và những bông hoa dành tặng cho các cựu chiến binh, một trong những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhất của lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Nga là cuộc duyệt binh rầm rộ qua Quảng trường Đỏ ở Moscow.
Hàng năm, hàng nghìn binh lính diễu hành qua những con đường trên Quảng trường Đỏ và cuộc duyệt binh thể hiện tinh thần cũng như sức mạnh của cả nước Nga.
Nhà sử học Dmitri Andreev cho rằng đối với nước Nga ngày nay, Ngày Chiến thắng được xem là dịp để gắn kết cả đất nước. "Ngày Chiến thắng và những ký ức gắn liền với sự kiện này đã tạo nên động lực đoàn kết và hòa hợp dân tộc", nhà sử học Andreev giải thích.
Tất cả các hoạt động như duyệt binh, pháo hoa, diễu hành Binh đoàn Bất tử… đều mang ý nghĩa về sự đoàn kết.
Ngày Chiến thắng được xem là một trong những ngày lễ mang lại nhiều cảm xúc nhất, đặc biệt là niềm tự hào, cho người dân trên khắp nước Nga khi gợi lại bầu không khí của chủ nghĩa anh hùng từ thời Liên Xô.
Dưới thời Liên Xô, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng thường được tổ chức "khiêm tốn" hơn so với nước Nga sau này. Sau khi cuộc duyệt binh đầu tiên được tổ chức vào tháng 6/1945 tại Quảng trường Đỏ, Liên Xô đã không tổ chức các hoạt động duyệt binh kỷ niệm nào trong 20 năm sau đó. Tới tận năm 1965, Ngày Chiến thắng mới trở thành một ngày lễ quan trọng tại Liên Xô và nước Nga sau này.

Duyệt binh ở Quảng trường Đỏ là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với người dân Nga (Ảnh: AFP).
Sự kiện mang ý nghĩa lịch sử
Khi các nhà xã hội học hỏi người Nga về điều gì khiến họ tự hào nhất trong lịch sử đất nước, câu trả lời phổ biến nhất trong hơn 20 năm qua là chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945). Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Ngày Chiến thắng (9/5) là một trong những lễ kỷ niệm lớn nhất ở Nga.
Ngày lễ này gắn kết người dân từ mọi tầng lớp trong xã hội Nga. Theo thống kê vào năm 2016, cứ 6 người dân Nga thì có 1 người từng tham gia lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng.
Ngoài các màn trình diễn pháo hoa buổi tối và những bông hoa dành tặng cho các cựu chiến binh, một trong những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhất của lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Nga là cuộc duyệt binh rầm rộ qua Quảng trường Đỏ ở Moscow.
Hàng năm, hàng nghìn binh lính diễu hành qua những con đường trên Quảng trường Đỏ và cuộc duyệt binh thể hiện tinh thần cũng như sức mạnh của cả nước Nga.
Nhà sử học Dmitri Andreev cho rằng đối với nước Nga ngày nay, Ngày Chiến thắng được xem là dịp để gắn kết cả đất nước. "Ngày Chiến thắng và những ký ức gắn liền với sự kiện này đã tạo nên động lực đoàn kết và hòa hợp dân tộc", nhà sử học Andreev giải thích.
Tất cả các hoạt động như duyệt binh, pháo hoa, diễu hành Binh đoàn Bất tử… đều mang ý nghĩa về sự đoàn kết.
Ngày Chiến thắng được xem là một trong những ngày lễ mang lại nhiều cảm xúc nhất, đặc biệt là niềm tự hào, cho người dân trên khắp nước Nga khi gợi lại bầu không khí của chủ nghĩa anh hùng từ thời Liên Xô.
Dưới thời Liên Xô, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng thường được tổ chức "khiêm tốn" hơn so với nước Nga sau này. Sau khi cuộc duyệt binh đầu tiên được tổ chức vào tháng 6/1945 tại Quảng trường Đỏ, Liên Xô đã không tổ chức các hoạt động duyệt binh kỷ niệm nào trong 20 năm sau đó. Tới tận năm 1965, Ngày Chiến thắng mới trở thành một ngày lễ quan trọng tại Liên Xô và nước Nga sau này.

Cuộc duyệt binh cuối cùng dưới thời Liên Xô được tổ chức vào năm 1990 và trong vài năm đầu tiên sau khi Liên Xô tan rã, Nga không tổ chức cuộc duyệt binh nào. Vào năm 1995, Nga nối lại hoạt động duyệt binh và đến những năm 2000, các cuộc duyệt binh mới đạt đến quy mô lớn như hiện nay.
Sau Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, cuộc duyệt binh Chiến thắng đầu tiên tại Quảng trường Đỏ ở Moscow diễn ra vào ngày 24/6/1945. Cuộc duyệt binh Chiến thắng đầu tiên là sự kiện đặc biệt không chỉ với Liên Xô mà với toàn thế giới.
12 trung đoàn hợp nhất đã được thành lập để tham gia cuộc duyệt binh, gồm 10 trung đoàn từ tất cả các mặt trận vào cuối chiến tranh, một trung đoàn hải quân.
Mỗi trung đoàn gồm hơn 1.000 quân nhân xuất sắc nhất. Các chỉ huy của các mặt trận và quân đội diễu hành trước các trung đoàn.
Nguồn: Dân trí