Giáo viên không được "mắng" học sinh tiểu học, không ghi thông tin kỷ luật trong học bạ

ngangianggalaxy1st
Lê Nhã Linh
Phản hồi: 4

Lê Nhã Linh

Thành viên nổi tiếng
So với quy định hiện hành, dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh tăng các hình thức khen thưởng và giảm nhẹ hình thức kỷ luật

Không được "mắng" học sinh tiểu học, không ghi thông tin kỷ luật trong học bạ

Thông tư gần nhất quy định riêng về khen thưởng, kỷ luật học sinh là Thông tư 08, được ban hành từ năm 1988, tức cách đây 37 năm.

Theo quy định này, tùy theo mức độ vi phạm mà học sinh bị kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật của nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 1 tuần và đuổi học 1 năm.

Năm 2020, khi Thông tư 28 về Điều lệ trường tiểu học và Thông tư 32 về Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học ra đời, Thông tư 08 không bị thay thế hoàn toàn. Các trường phải áp dụng linh hoạt đồng thời cả 3 Thông tư này.

1746922678644.png

Học sinh Trường Tiểu học Mỹ Thủy, TPHCM trong một tiết học (Ảnh: Huyên Nguyễn).

Cụ thể, trường tiểu học không còn hình thức kỷ luật học sinh là đuổi học có thời hạn (tạm dừng học có thời hạn).

Cũng ở bậc tiểu học, giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường và trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Ở bậc THCS và THPT, Thông tư 32 cho phép tạm dừng học học sinh nhưng không nêu rõ về thời hạn tối thiểu và tối đa. Do đó, cách thức áp dụng hình thức kỷ luật này ở các trường khác nhau.

Thời gian tạm dừng học thông dụng nhất vào khoảng 1-5 ngày. Rất hiếm trường thực hiện tạm dừng học 1 năm với học sinh vi phạm.

Ngoài ra, dù Thông tư 32 không cấm khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước toàn trường như quy định trong Thông tư 08 nhưng các trường cũng bỏ hình thức này.

Thay vào đó, các biện pháp tích cực hơn đã được định hướng được áp dụng gồm: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp hoặc khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 08 sẽ làm rõ các nội dung này, quy định cụ thể những hình thức kỷ luật mà nhà trường được làm và không được làm.

Theo đó, hình thức đuổi học hay tạm dừng học có thời hạn bị bãi bỏ. Hình thức khiển trách, cảnh cáo trước lớp, trước toàn trường cũng không được áp dụng.

Với học sinh tiểu học, chỉ có 2 hình thức kỷ luật là nhắc nhở và yêu cầu xin lỗi.

Giáo viên không được phê bình học sinh, tức không được dùng lời nói có tính nhấn mạnh và thái độ nghiêm khắc với học sinh - theo định nghĩa trong dự thảo thông tư.

Đồng thời, nhà trường không được lưu vào hồ sơ và học bạ của học sinh tiểu học thông tin kỷ luật học sinh.

Với học sinh THCS và THPT, có 3 biện pháp kỷ luật được áp dụng là: nhắc nhở, phê bình và yêu cầu viết kiểm điểm.

Ngoài ra, nhà trường, giáo viên cần thực hiện một số hoạt động hỗ trợ học sinh để khắc phục hành vi vi phạm gồm: Khuyên bảo, động viên để học sinh tự nhận thức được hành vi vi phạm; theo dõi, tư vấn, hỗ trợ học sinh vi phạm trong quá trình khắc phục; yêu cầu học sinh thực hiện một số hoạt động phù hợp để khắc phục; phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng khác để tư vấn, hỗ trợ học sinh khắc phục hành vi vi phạm.

Dự thảo thể hiện quan điểm đặt vai trò trách nhiệm của nhà trường lên trên hết trong việc giúp học sinh sửa lỗi. Nhà trường phải thực hiện các biện pháp từ nhắc nhở, phê bình đến khuyên bảo, động viên, theo dõi, tư vấn…

Biện pháp phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng khác để tư vấn, hỗ trợ học sinh khắc phục hành vi vi phạm được đặt ra sau cùng.

Tặng giấy khen của hiệu trưởng cho học sinh phải tổ chức trang trọng

Tương tư như quy định về kỷ luật, quy định khen thưởng học sinh hiện hành được áp dụng chủ yếu theo Thông tư 28 và Thông tư 32.

Theo đó, học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được khen thưởng bằng các hình thức: Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường; khen thưởng các danh hiệu học sinh; cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen và các hình thức khen thưởng khác.

Dự thảo Thông tư mới cơ bản giữ nguyên các hình thức khen thưởng này, nhưng quy định chi tiết, cụ thể hơn nhằm tăng tính chất trang trọng của việc khen thưởng.

Cụ thể, dự thảo nêu rõ 4 hình thức khen thưởng tương ứng với mức độ của mỗi hành vi tốt hoặc thành tích tốt của học sinh, gồm: tuyên dương trước lớp, tuyên dương trước toàn trường, giấy khen của hiệu trưởng, thư khen và các hình thức tuyên dương khác.

Giấy khen của hiệu trưởng không chỉ dành cho học sinh đạt thành tích cao trong học tập rèn luyện mà còn dành cho học sinh tích cực tham gia hoạt động cộng đồng, có nhiều đóng góp cho lớp, trường, công tác Đoàn Đội.

Đồng thời, việc tổ chức tặng giấy khen cho học sinh phải trang trọng, thời điểm phù hợp để kịp thời động viên, khuyến khích, tôn vinh, nêu gương đối với học sinh.

Quy định hiện hành không yêu cầu nhà trường phải tổ chức hoạt động trao tặng giấy khen này.

Nguồn: Dân Trí
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nhất trí với quy định giáo viên tiểu học không được đánh, mắng học sinh, ghi nhận xét xấu trong học bạ và phê bình kỷ luật trước lớp và trường . Đã qua hơn 60 năm, nhưng tôi vẫn nhớ "kỷ niệm" , khi đang học lớp 3, bị Hiệu trưởng trường cấp 1 ( tiểu học ) bắt đứng dưới Cờ sáng thứ 2 . Bị nêu kỷ luật vì " tội" ném đá vào đầu bạn trong " trận chiến " giữa 2 nhóm học sinh trong trường . Từ đó trong tôi chỉ có ấn tượng bị oan và bất công , vì nhiều bạn ném đá vào nhau chứ riêng gì tôi đâu ?
 
So với quy định hiện hành, dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh tăng các hình thức khen thưởng và giảm nhẹ hình thức kỷ luật

Không được "mắng" học sinh tiểu học, không ghi thông tin kỷ luật trong học bạ

Thông tư gần nhất quy định riêng về khen thưởng, kỷ luật học sinh là Thông tư 08, được ban hành từ năm 1988, tức cách đây 37 năm.

Theo quy định này, tùy theo mức độ vi phạm mà học sinh bị kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật của nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 1 tuần và đuổi học 1 năm.

Năm 2020, khi Thông tư 28 về Điều lệ trường tiểu học và Thông tư 32 về Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học ra đời, Thông tư 08 không bị thay thế hoàn toàn. Các trường phải áp dụng linh hoạt đồng thời cả 3 Thông tư này.

View attachment 20089
Học sinh Trường Tiểu học Mỹ Thủy, TPHCM trong một tiết học (Ảnh: Huyên Nguyễn).

Cụ thể, trường tiểu học không còn hình thức kỷ luật học sinh là đuổi học có thời hạn (tạm dừng học có thời hạn).

Cũng ở bậc tiểu học, giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường và trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Ở bậc THCS và THPT, Thông tư 32 cho phép tạm dừng học học sinh nhưng không nêu rõ về thời hạn tối thiểu và tối đa. Do đó, cách thức áp dụng hình thức kỷ luật này ở các trường khác nhau.

Thời gian tạm dừng học thông dụng nhất vào khoảng 1-5 ngày. Rất hiếm trường thực hiện tạm dừng học 1 năm với học sinh vi phạm.

Ngoài ra, dù Thông tư 32 không cấm khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước toàn trường như quy định trong Thông tư 08 nhưng các trường cũng bỏ hình thức này.

Thay vào đó, các biện pháp tích cực hơn đã được định hướng được áp dụng gồm: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp hoặc khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 08 sẽ làm rõ các nội dung này, quy định cụ thể những hình thức kỷ luật mà nhà trường được làm và không được làm.

Theo đó, hình thức đuổi học hay tạm dừng học có thời hạn bị bãi bỏ. Hình thức khiển trách, cảnh cáo trước lớp, trước toàn trường cũng không được áp dụng.

Với học sinh tiểu học, chỉ có 2 hình thức kỷ luật là nhắc nhở và yêu cầu xin lỗi.

Giáo viên không được phê bình học sinh, tức không được dùng lời nói có tính nhấn mạnh và thái độ nghiêm khắc với học sinh - theo định nghĩa trong dự thảo thông tư.

Đồng thời, nhà trường không được lưu vào hồ sơ và học bạ của học sinh tiểu học thông tin kỷ luật học sinh.

Với học sinh THCS và THPT, có 3 biện pháp kỷ luật được áp dụng là: nhắc nhở, phê bình và yêu cầu viết kiểm điểm.

Ngoài ra, nhà trường, giáo viên cần thực hiện một số hoạt động hỗ trợ học sinh để khắc phục hành vi vi phạm gồm: Khuyên bảo, động viên để học sinh tự nhận thức được hành vi vi phạm; theo dõi, tư vấn, hỗ trợ học sinh vi phạm trong quá trình khắc phục; yêu cầu học sinh thực hiện một số hoạt động phù hợp để khắc phục; phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng khác để tư vấn, hỗ trợ học sinh khắc phục hành vi vi phạm.

Dự thảo thể hiện quan điểm đặt vai trò trách nhiệm của nhà trường lên trên hết trong việc giúp học sinh sửa lỗi. Nhà trường phải thực hiện các biện pháp từ nhắc nhở, phê bình đến khuyên bảo, động viên, theo dõi, tư vấn…

Biện pháp phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng khác để tư vấn, hỗ trợ học sinh khắc phục hành vi vi phạm được đặt ra sau cùng.

Tặng giấy khen của hiệu trưởng cho học sinh phải tổ chức trang trọng

Tương tư như quy định về kỷ luật, quy định khen thưởng học sinh hiện hành được áp dụng chủ yếu theo Thông tư 28 và Thông tư 32.

Theo đó, học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được khen thưởng bằng các hình thức: Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường; khen thưởng các danh hiệu học sinh; cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen và các hình thức khen thưởng khác.

Dự thảo Thông tư mới cơ bản giữ nguyên các hình thức khen thưởng này, nhưng quy định chi tiết, cụ thể hơn nhằm tăng tính chất trang trọng của việc khen thưởng.

Cụ thể, dự thảo nêu rõ 4 hình thức khen thưởng tương ứng với mức độ của mỗi hành vi tốt hoặc thành tích tốt của học sinh, gồm: tuyên dương trước lớp, tuyên dương trước toàn trường, giấy khen của hiệu trưởng, thư khen và các hình thức tuyên dương khác.

Giấy khen của hiệu trưởng không chỉ dành cho học sinh đạt thành tích cao trong học tập rèn luyện mà còn dành cho học sinh tích cực tham gia hoạt động cộng đồng, có nhiều đóng góp cho lớp, trường, công tác Đoàn Đội.

Đồng thời, việc tổ chức tặng giấy khen cho học sinh phải trang trọng, thời điểm phù hợp để kịp thời động viên, khuyến khích, tôn vinh, nêu gương đối với học sinh.

Quy định hiện hành không yêu cầu nhà trường phải tổ chức hoạt động trao tặng giấy khen này.
Tôi nghĩ nếu luật giáo dục không phù hợp với thực tế, sẽ rất khó để giáo dục học sinhn trở thành con người có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Những đồng chí ra luật chắc chưa phải tiếp xúc với những em còn nhỏ tuổi, nhưng cực kì khó bảo và không biết nghe lời. Những em này nếu dùng đủ mọi cách khuyên bảo , thuyết phục và bằng các biện pháp mềm dẻo cũng không được,, thì chúng ta cũng phải có những biện pháp cứng rắn hơn. Vì hiện nay nhiều em , chẳng có thể vượt khó để học tập và lao đông, chúng không biết những khó khăn , vất vả của những người lao đông, để trân trọng những gì các em đang được hưởng. Đặc biệt nhiều em luôn không biết giữ gìn tài sản của mình, cũng như tài sản chung. Các em không chịu học hành, không có kĩ năng nghe giảng, hay quậy phá. Những em này mà khi áp dụng mọi lời khuyên bảo, giáo dục mà không được, mà lại không có biện pháp cứng rắn để giáo dục, thì tôi tin chắc trong tương lai các em sẽ trở thành đứa trẻ hư. Trong những năm tôi dạy học, tôi đã chứng kiến nhiều em như vây, sau đó đẫ trở thành những đứa trẻ chơi bời , lêu lổng, nghiện hút, và thâm chí đánh cả bố mẹ và vào tù ra tội suốt. Tôi nghĩ luật giáo dục phải nghiêm, và có nhiều mức độ phù hợp để giáo dục các em rèn luyện bản thân ngay khi còn nhỏ. Nếu những em còn nhỏ mà không chịu tu dưỡng, rèn luyện, thì làm sao khi lớn lên có thể trở thành nhưng người tu chí ,biết rèn luyện được. Tôi hoàn toàn không tán thành việc quá dễ dãi cho học sinh, còn mọi tội lỗi của học sinh lại đổ lên đầu giáo viên. Ngày nay rất nhiều em mới 11 , 12 tuổi đã có thể rất manh động, có thể đánh bạn bè chỉ vì một cái tôi của mình. Có những em còn lừa gạt, nói dối bố, mẹ ,nói dối mọi người va luôn đổ lỗi cho người khác, nhưng không chịu nhận lỗi. Có em đã sa đà vào nhiều thú chơi điện tử, và nhiều thú vui vô bổ. Những em này đa số rơi vào các em có bố mẹ chơi bời, nghiện ngập, hay có bố mẹ cũng làm ăn không đứng đăn. Rồi cũng nhiều em hư là do bố mẹ nuông chiều, dạy dỗ con theo chiều hướng xâu. Có những phụ huynh bất cần, sống vô tổ chức, nên các em coi việc các em làm sai là bình thường, chẳng có gì sai cả. Nói chung ngay cả người lớn, có những người cũng chức cao còn sống chưa tử tế và cũng đã từng được ren luyện và có học đàng hoàng. Thế nên tôi nghĩ luật giáo dục phải nghiêm, và phải đủ sức răn đe và có nhiều mức độ. Nếu không một ngày không xa trong tương lai, chúng ta sẽ không có nhiều người chăm chỉ và biết vượt lên khó khăn trong cuộc sống, họ chơi bời lêu lổng . Họ sẽ trở thành gánh nặng trong xã hội.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top