Hướng đến dịp trọng đại của đất nước, hai tác phẩm mới "Cà phê bánh mì" và "Bác Hồ một tình yêu bao la" đánh dấu nỗ lực làm mới sân khấu và kết nối văn hóa lịch sử với công chúng.
(Phân cảnh trong vở nhạc kịch Cafe bánh mì.)
Nhằm hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), Nhà hát Kịch Việt Nam chính thức khởi công hai dự án sân khấu đặc biệt: chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cà phê bánh mì”. Trong đó, "Cà phê bánh mì" là dự án đánh dấu lần hợp tác đầu tiên giữa Nhà hát và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc.
(Ông Park Hyun Woo - Giám đốc nghệ thuật vở Cafe bánh mì - chia sẻ về ý tưởng tạo nên vở nhạc kịch.)
Với tên gọi mang tính ẩn dụ, vở nhạc kịch “Cà phê bánh mì” được ê-kíp sáng tạo Hàn Quốc lựa chọn như một biểu tượng cho những con người bình dị nhưng can trường trong lịch sử. Theo Giám đốc nghệ thuật Park Hyun Woo, tác phẩm nhằm tái hiện tinh thần yêu nước và khát vọng tự do của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ tiền Cách mạng Tháng Tám. Những nhân vật trong vở diễn đều là người dân thường, những "anh hùng vô danh" góp phần làm nên lịch sử. Qua đó, hình ảnh thân quen như ly cà phê hay ổ bánh mì trở thành biểu tượng của sự hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc.
(Vở Cafe bánh mì tái hiện tinh thần yêu nước và lòng quả cảm của người dân Việt Nam trong những ngày sục sôi trước Cách mạng Tháng Tám.)
Bên cạnh đó, chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” gồm hai vở kịch ngắn: “Chuyện nhà chị Tín” và “Miền Nam trong trái tim Bác”. Cả hai vở diễn đều tập trung tái hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những khoảnh khắc đời thường nhưng đầy xúc động: từ chuyến thăm gia đình nghèo đêm Giao thừa năm Nhâm Dần 1962, đến cuộc gặp gỡ với nữ anh hùng Trần Thị Lý và các chiến sĩ miền Nam. Qua những lát cắt chân thực, tác phẩm nhấn mạnh tình cảm sâu sắc, thiêng liêng mà Bác Hồ dành cho đồng bào cả nước, đặc biệt là miền Nam ruột thịt.
(Chương trình nghệ thuật Bác Hồ một tình yêu bao la gồm 2 vở kịch ngắn, hướng đến việc khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ dành tình yêu sâu nặng cho nhân dân.)
Chia sẻ về định hướng của chương trình, NSƯT Kiều Minh Hiếu, đại diện Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết: đây không chỉ là hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc mà còn là một chiến lược nhằm đưa sân khấu đến gần hơn với đời sống công chúng. Đơn vị đang phối hợp với các địa điểm như Khu di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh… để tổ chức biểu diễn phục vụ khách du lịch trong không gian văn hóa lịch sử. Với thời lượng khoảng 30-35 phút, các vở diễn được kỳ vọng sẽ mang đến cho khán giả những trải nghiệm nghệ thuật trọn vẹn và đầy cảm xúc.
Sự ra đời của hai dự án không chỉ là lời tri ân quá khứ, mà còn mở ra hướng đi mới cho sân khấu kịch trong việc tiếp cận khán giả hiện đại, đặc biệt là qua mô hình kết hợp với du lịch và giao lưu quốc tế.

(Phân cảnh trong vở nhạc kịch Cafe bánh mì.)
Nhằm hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), Nhà hát Kịch Việt Nam chính thức khởi công hai dự án sân khấu đặc biệt: chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cà phê bánh mì”. Trong đó, "Cà phê bánh mì" là dự án đánh dấu lần hợp tác đầu tiên giữa Nhà hát và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc.

(Ông Park Hyun Woo - Giám đốc nghệ thuật vở Cafe bánh mì - chia sẻ về ý tưởng tạo nên vở nhạc kịch.)
Với tên gọi mang tính ẩn dụ, vở nhạc kịch “Cà phê bánh mì” được ê-kíp sáng tạo Hàn Quốc lựa chọn như một biểu tượng cho những con người bình dị nhưng can trường trong lịch sử. Theo Giám đốc nghệ thuật Park Hyun Woo, tác phẩm nhằm tái hiện tinh thần yêu nước và khát vọng tự do của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ tiền Cách mạng Tháng Tám. Những nhân vật trong vở diễn đều là người dân thường, những "anh hùng vô danh" góp phần làm nên lịch sử. Qua đó, hình ảnh thân quen như ly cà phê hay ổ bánh mì trở thành biểu tượng của sự hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc.


(Vở Cafe bánh mì tái hiện tinh thần yêu nước và lòng quả cảm của người dân Việt Nam trong những ngày sục sôi trước Cách mạng Tháng Tám.)
Bên cạnh đó, chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” gồm hai vở kịch ngắn: “Chuyện nhà chị Tín” và “Miền Nam trong trái tim Bác”. Cả hai vở diễn đều tập trung tái hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những khoảnh khắc đời thường nhưng đầy xúc động: từ chuyến thăm gia đình nghèo đêm Giao thừa năm Nhâm Dần 1962, đến cuộc gặp gỡ với nữ anh hùng Trần Thị Lý và các chiến sĩ miền Nam. Qua những lát cắt chân thực, tác phẩm nhấn mạnh tình cảm sâu sắc, thiêng liêng mà Bác Hồ dành cho đồng bào cả nước, đặc biệt là miền Nam ruột thịt.



(Chương trình nghệ thuật Bác Hồ một tình yêu bao la gồm 2 vở kịch ngắn, hướng đến việc khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ dành tình yêu sâu nặng cho nhân dân.)
Chia sẻ về định hướng của chương trình, NSƯT Kiều Minh Hiếu, đại diện Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết: đây không chỉ là hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc mà còn là một chiến lược nhằm đưa sân khấu đến gần hơn với đời sống công chúng. Đơn vị đang phối hợp với các địa điểm như Khu di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh… để tổ chức biểu diễn phục vụ khách du lịch trong không gian văn hóa lịch sử. Với thời lượng khoảng 30-35 phút, các vở diễn được kỳ vọng sẽ mang đến cho khán giả những trải nghiệm nghệ thuật trọn vẹn và đầy cảm xúc.
Sự ra đời của hai dự án không chỉ là lời tri ân quá khứ, mà còn mở ra hướng đi mới cho sân khấu kịch trong việc tiếp cận khán giả hiện đại, đặc biệt là qua mô hình kết hợp với du lịch và giao lưu quốc tế.