Cao Tùng
Thành viên nổi tiếng
Các báo Chính phủ điện tử, VnExpress đưa tin hôm qua, 10///7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì một cuộc họp quan trọng về chủ trương và chính sách quản lý đất đai (Nghị quyết 18 và Luật Đất đai 2024).
Như bạn biết đấy, Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV ban hành ngày 18/1/2024, thay thế cho Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024. Đến nay, việc thực thi luật này cũng gần tròn một năm, mà đã phải đề cập đến việc sửa đổi. Vậy thì lý do là gì?
Sau khi đọc các bài báo liên quan, tôi tự đúc kết 5 lý do sau khiến nhà nước cần phải sửa Luật Đất đai 2024, gồm có:
- Chính sách thu hồi đất còn bất cập, vẫn phân biệt giữa dự án vốn công và vốn tư, làm phát sinh thủ tục rườm rà, kéo dài quá trình bồi thường, tái định cư, giao đất.
- Chưa thể chế hóa đầy đủ các quan điểm đổi mới của Nghị quyết 18, đặc biệt là về tài chính đất đai, định giá đất, vai trò Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai.
- Tình trạng đầu cơ, thổi giá, thao túng giá đất qua các phiên đấu giá vẫn diễn ra phức tạp, gây méo mó thị trường, ảnh hưởng an sinh.
- Chưa phù hợp với tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp, trong khi đất đai là lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm, phức tạp, liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.
- Một số quy định vẫn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ, cần rà soát để không tạo "nút thắt" khi triển khai thực tế.
Vì vậy, Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" được Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022, làm cơ sở sửa Luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất, theo Thủ tướng.
(fyi)
xaydungchinhsach.chinhphu.vn
Như bạn biết đấy, Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV ban hành ngày 18/1/2024, thay thế cho Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024. Đến nay, việc thực thi luật này cũng gần tròn một năm, mà đã phải đề cập đến việc sửa đổi. Vậy thì lý do là gì?
Sau khi đọc các bài báo liên quan, tôi tự đúc kết 5 lý do sau khiến nhà nước cần phải sửa Luật Đất đai 2024, gồm có:

- Chính sách thu hồi đất còn bất cập, vẫn phân biệt giữa dự án vốn công và vốn tư, làm phát sinh thủ tục rườm rà, kéo dài quá trình bồi thường, tái định cư, giao đất.
- Chưa thể chế hóa đầy đủ các quan điểm đổi mới của Nghị quyết 18, đặc biệt là về tài chính đất đai, định giá đất, vai trò Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai.
- Tình trạng đầu cơ, thổi giá, thao túng giá đất qua các phiên đấu giá vẫn diễn ra phức tạp, gây méo mó thị trường, ảnh hưởng an sinh.
- Chưa phù hợp với tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp, trong khi đất đai là lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm, phức tạp, liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.
- Một số quy định vẫn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ, cần rà soát để không tạo "nút thắt" khi triển khai thực tế.

Vì vậy, Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" được Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022, làm cơ sở sửa Luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất, theo Thủ tướng.
(fyi)

Thủ tướng chủ trì hội nghị quan trọng về Nghị quyết 18 và Luật Đất đai 2024
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.
