Cao Tùng
Thành viên nổi tiếng
Quốc hội hiện đang thảo luận về việc tăng tuổi tại ngũ của sĩ quan quân đội. Hiện nay, với cấp úy, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan tại ngũ (tuổi nghỉ hưu) tăng là 46 tuổi, Thiếu tá 48 tuổi, Trung tá 51 tuổi, Thượng tá 54 tuổi, Đại tá từ 57 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ).
Tuổi tại ngũ như vậy thấp hơn nhiều so với tuổi nghỉ hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, dẫn đến sĩ quan quân đội nghỉ hưu chịu thiệt thòi vì không đạt được tối đa lương hưu 75% (sĩ quan phải nghỉ hưu khi chưa đủ 35 năm đóng bảo hiểm).
Vì vậy, số năm phục vụ tại ngũ được đề nghị điều chỉnh tăng thêm: sĩ quan cấp úy lên 4 tuổi, Thiếu tá 4 tuổi, Trung tá 3 tuổi, Thượng tá 2 tuổi, Đại tá 1 tuổi.
Cụ thể: Thiếu tá từ 48 tuổi lên 52 tuổi. Trung tá từ 51 tuổi lên 54 tuổi. Thượng tá từ 54 lên 56 tuổi. Đại tá từ 57 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ) lên 58 tuổi (không phân biệt nam, nữ).
Điều này sẽ giúp giữ lại lực lượng sĩ quan có chuyên môn và bản lĩnh chính trị vững vàng, giúp đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng quân đội là một nghề nghiệp đặc thù, đặc biệt, đòi hỏi không chỉ trí tuệ, kinh nghiệm mà cả sức khỏe. Việc tăng tuổi nghỉ hưu có thể dẫn đến tình trạng già hóa trong lực lượng vũ trang về lâu dài. Việc để một lực lượng đông đảo sĩ quan ở tuổi 50 trở lên tiếp tục tại ngũ có thể làm chậm quá trình trẻ hóa, đổi mới lực lượng. Mặc dù kinh nghiệm là yếu tố cần thiết, nhưng quân đội cũng cần lực lượng sĩ quan trẻ, nhanh nhạy và có thể thích nghi với các công nghệ và chiến thuật mới.
Có những lĩnh vực, công việc mang tính đặc thù cao, không thể giống như những lĩnh vực, nghề nghiệp khác. Chẳng hạn, gần đây đang có dự thảo Luật Nhà giáo cho phép các giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Vì vậy, tôi nghĩ cũng nên xem xét áp dụng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội cần có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Những sĩ quan cấp tướng, hoặc cấp đại tá có thể kéo dài thời gian tại ngũ, nhưng từ cấp thượng tá trở xuống nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu, cho phép được nghỉ hưu trước độ tuổi quy định và hưởng mức lương hưu tối đa.
Trên đây là ý kiến cá nhân của tôi. Các bác có ý kiến gì thì xin để lại bình luận phía dưới để chúng ta cùng thảo luận.

Tuổi tại ngũ như vậy thấp hơn nhiều so với tuổi nghỉ hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, dẫn đến sĩ quan quân đội nghỉ hưu chịu thiệt thòi vì không đạt được tối đa lương hưu 75% (sĩ quan phải nghỉ hưu khi chưa đủ 35 năm đóng bảo hiểm).
Vì vậy, số năm phục vụ tại ngũ được đề nghị điều chỉnh tăng thêm: sĩ quan cấp úy lên 4 tuổi, Thiếu tá 4 tuổi, Trung tá 3 tuổi, Thượng tá 2 tuổi, Đại tá 1 tuổi.
Cụ thể: Thiếu tá từ 48 tuổi lên 52 tuổi. Trung tá từ 51 tuổi lên 54 tuổi. Thượng tá từ 54 lên 56 tuổi. Đại tá từ 57 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ) lên 58 tuổi (không phân biệt nam, nữ).
Điều này sẽ giúp giữ lại lực lượng sĩ quan có chuyên môn và bản lĩnh chính trị vững vàng, giúp đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng quân đội là một nghề nghiệp đặc thù, đặc biệt, đòi hỏi không chỉ trí tuệ, kinh nghiệm mà cả sức khỏe. Việc tăng tuổi nghỉ hưu có thể dẫn đến tình trạng già hóa trong lực lượng vũ trang về lâu dài. Việc để một lực lượng đông đảo sĩ quan ở tuổi 50 trở lên tiếp tục tại ngũ có thể làm chậm quá trình trẻ hóa, đổi mới lực lượng. Mặc dù kinh nghiệm là yếu tố cần thiết, nhưng quân đội cũng cần lực lượng sĩ quan trẻ, nhanh nhạy và có thể thích nghi với các công nghệ và chiến thuật mới.
Có những lĩnh vực, công việc mang tính đặc thù cao, không thể giống như những lĩnh vực, nghề nghiệp khác. Chẳng hạn, gần đây đang có dự thảo Luật Nhà giáo cho phép các giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Vì vậy, tôi nghĩ cũng nên xem xét áp dụng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội cần có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Những sĩ quan cấp tướng, hoặc cấp đại tá có thể kéo dài thời gian tại ngũ, nhưng từ cấp thượng tá trở xuống nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu, cho phép được nghỉ hưu trước độ tuổi quy định và hưởng mức lương hưu tối đa.
Trên đây là ý kiến cá nhân của tôi. Các bác có ý kiến gì thì xin để lại bình luận phía dưới để chúng ta cùng thảo luận.