Thành lập Bộ Hạ tầng và Đô thị mới toanh, thay thế Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng sau hợp nhất

B
Ánh Bình Minh
Phản hồi: 0

Ánh Bình Minh

Thành viên nổi tiếng
Theo thông tin từ Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu và đăng tải trên các báo, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Trong phương án sắp xếp và hợp nhất một số Bộ và cơ quan ngang Bộ, thì hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

Việc hợp nhất các Bộ trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy và cơ cấu tổ chức, tinh gọn các bộ phận dư thừa hoặc chồng chéo. Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, để tránh tình trạng hợp nhất cơ học, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

1733365233169.png


Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải​

Nghị định số 56/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật, cụ thể có các nhiệm vụ sau:
  • Trình Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông (trừ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị) và quy định việc quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo thẩm quyền.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, cơ quan chủ quản quản lý các chương trình, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư và hình thức đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định của pháp luật.
  • Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc công bố, phân loại, đặt tên, điều chỉnh, đóng, mở, tháo dỡ, đưa vào khai thác, dừng, tạm dừng khai thác công trình đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức thực hiện việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận, giấy phép theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
  • Về phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống, linh kiện phụ tùng của phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng:
  • Bộ Giao thông vận tải quy định việc đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy nội địa và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
  • Quy định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động đối với phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển.
  • Quy định và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, việc kiểm định, kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, quản lý hoạt động công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các tổng thành, hệ thống, linh kiện phụ tùng của phương tiện; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; các phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, các công trình, phương tiện, thiết bị chuyên dùng sử dụng trong giao thông vận tải và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
  • Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay; cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu đối với tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi xuất khẩu; cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận loại đối với tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu;
  • Quy định việc thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải, nhập khẩu phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
  • Cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam; quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép khai thác cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, hệ thống kỹ thuật và thiết bị bảo đảm hoạt động bay; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển, phương tiện thủy nội địa; quy định điều kiện, tiêu chuẩn của cơ sở kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển và các phương tiện, thiết bị, công trình khác theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo quy định; ban hành quy trình kiểm định, quản lý các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền.
  • Bộ Giao thông vận tải quy định việc đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ người điều khiển phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định và đối tượng làm việc đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải theo thẩm quyền.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải gồm:

1- Vụ Kế hoạch - Đầu tư;
2- Vụ Tài chính;
3- Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông;
4- Vụ Vận tải;
5- Vụ Pháp chế;
6- Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường;
7- Vụ Hợp tác quốc tế;
8- Vụ Tổ chức cán bộ;
9- Thanh tra;
10- Văn phòng;
11- Cục Đường bộ Việt Nam;
12- Cục Đường cao tốc Việt Nam;
13- Cục Hàng hải Việt Nam;
14- Cục Hàng không Việt Nam;
15- Cục Đường sắt Việt Nam;
16- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
17- Cục Đăng kiểm Việt Nam;
18- Cục Quản lý đầu tư xây dựng;
19- Trung tâm Công nghệ thông tin;
20- Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải;
21- Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải;
22- Báo Giao thông;
23- Tạp chí Giao thông vận tải.

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng​


Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 8/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

Theo đó, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
  • Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Xây dựng quản lý; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.
  • Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, thiết kế điển hình, thiết kế mẫu, chỉ dẫn kỹ thuật, chỉ tiêu, tiêu chí trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
  • Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc thẩm định, phê duyệt theo phân công của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch không gian ngầm đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng khi được Thủ tướng Chính phủ giao; chủ trì lập, thẩm định hợp phần về quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác theo quy định; ban hành định mức, đơn giá, phương pháp lập và quản lý chi phí trong việc lập, thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc…
  • Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia về phát triển đô thị; các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước theo từng giai đoạn; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định về: Quản lý quá trình đô thị hóa; quản lý, đầu tư phát triển không gian đô thị (bao gồm không gian trên mặt đất và không gian ngầm), các mô hình phát triển đô thị; quản lý kế hoạch, chương trình nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đô thị, nâng cao năng lực chống chịu ứng phó biến đổi khí hậu của đô thị; khai thác, sử dụng và bàn giao quản lý các khu đô thị; hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị; lập và quản lý chi phí các dịch vụ tiện ích trong khu đô thị, chi phí lập và thẩm định khu vực phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị, đề án, báo cáo phân loại đô thị; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II; quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại III và loại IV…
  • Bộ xây dựng Chiến lược nhà ở quốc gia cho từng thời kỳ, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch nhà ở trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hàng năm và theo từng giai đoạn; tổ chức thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ nhà ở cho từng nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định pháp luật; quy định và hướng dẫn tiêu chí xác định nhu cầu nhà ở trong nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; hướng dẫn định mức kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương…
  • Về thị trường bất động sản, Bộ có nhiệm vụ xây dựng các đề án, chính sách phát triển, quản lý thị trường bất động sản; chỉ đạo thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản…
Cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng gồm:

1. Vụ Quy hoạch - Kiến trúc;
2. Vụ Vật liệu xây dựng;
3. Vụ Khoa học công nghệ và môi trường;
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính;
5. Vụ Pháp chế;
6. Vụ Hợp tác quốc tế;
7. Vụ Tổ chức cán bộ;
8. Văn phòng;
9. Thanh tra;
10. Cục Kinh tế xây dựng;
11. Cục Quản lý hoạt động xây dựng;
12. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;
13. Cục Phát triển đô thị;
14. Cục Hạ tầng kỹ thuật;
15. Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản;
16. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị;
17. Báo Xây dựng;
18. Tạp chí Xây dựng;
19. Trung tâm Thông tin.

#tinhgọnbộmáy
Nguồn: baochinhphu.vn
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top