Từ năm 2026, người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, theo dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị đang xây dựng. Mục tiêu đến 2030 là mỗi năm tăng thêm 1.000 bác sĩ cho y tế cơ sở, giảm tỷ lệ người dân phải tự chi tiền khám chữa bệnh xuống còn 30%, và lập sổ sức khỏe điện tử cho toàn dân.
Tầm nhìn đến 2045, Việt Nam hướng tới chỉ số sức khỏe tương đương các nước phát triển, tuổi thọ trung bình trên 80, số năm sống khỏe và chiều cao thanh niên được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, ngành y tế đang gặp nhiều thách thức như gánh nặng bệnh tật kép, dân số già hóa, thiếu nhân lực và thiết bị. Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu dự thảo cần có giải pháp cụ thể, khả thi, tránh chỉ nêu tầm nhìn chung.
Theo Bộ Y tế, để đảm bảo khám sức khỏe hằng năm cho toàn dân, cần khoảng 25.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng điều này giúp người dân tiếp cận sớm dịch vụ y tế, phòng bệnh hiệu quả và giảm chi phí điều trị lâu dài.
Nguồn: Báo Chính phủ
baochinhphu.vn
Tầm nhìn đến 2045, Việt Nam hướng tới chỉ số sức khỏe tương đương các nước phát triển, tuổi thọ trung bình trên 80, số năm sống khỏe và chiều cao thanh niên được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, ngành y tế đang gặp nhiều thách thức như gánh nặng bệnh tật kép, dân số già hóa, thiếu nhân lực và thiết bị. Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu dự thảo cần có giải pháp cụ thể, khả thi, tránh chỉ nêu tầm nhìn chung.

Theo Bộ Y tế, để đảm bảo khám sức khỏe hằng năm cho toàn dân, cần khoảng 25.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng điều này giúp người dân tiếp cận sớm dịch vụ y tế, phòng bệnh hiệu quả và giảm chi phí điều trị lâu dài.
Nguồn: Báo Chính phủ

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'
(Chinhphu.vn) – Chiều nay (8/7), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
