Tỉnh sở hữu hai ngôi chùa lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập

H
Mimosa
Phản hồi: 2

Mimosa

Thành viên nổi tiếng
Ninh Bình sẽ là tỉnh sở hữu hai ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và thế giới là Bái Đính và Tam Chúc. Hai ngôi chùa này đang lưu giữ nhiều kỷ lục đặc biệt của Việt Nam và châu Á.

Theo Đề án hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định thành tỉnh Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình có diện tích 3.942,6km2; Quy mô dân số tỉnh Ninh Bình khoảng 4.412.264 người đạt 315,16% theo tiêu chuẩn của tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng và đạt 882,45% theo tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, có 129 ĐVHC cấp xã trực thuộc (gồm 97 xã, 32 phường).

1747292071821.png

Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, tỉnh Ninh Bình (Ảnh: Thái Bá).

Sau khi sáp nhập, Ninh Bình sẽ là tỉnh đặc biệt của Việt Nam khi sở hữu Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, được UNESCO công nhận năm 2014.

Ngoài ra, tỉnh này cũng có hàng loạt danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo (đang hiện hữu trên địa bàn 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) như: chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc, đền Trần, chùa Phổ Minh, danh lam thắng cảnh Bát Cảnh Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm, tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai...

Ninh Bình cũng sẽ là tỉnh sở hữu hai ngôi chùa lớn nhất Việt Nam là chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc. Hai ngôi chùa này có diện tích và quy mô xây dựng lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á và trên thế giới. Trong đó, quần thể chùa Tam Chúc được xếp vào danh sách 1 trong 10 ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích gần 5.000ha.

Chùa Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng (Hà Nam), nằm trong quần thể khu du lịch có diện tích gần 5.000ha, với gần 1.000ha hồ nước, 3.000ha núi đá, rừng tự nhiên cùng nhiều thung lũng, ba mặt bao bọc bởi núi, trước là hồ Tam Chúc với 6 quả núi nhỏ.

1747291799091.png

Quần thể chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn bậc nhất thế giới (Ảnh: Thanh Bình).

Các công trình nổi bật ở chùa Tam Chúc gồm: Nhà khách Thủy Đình, cổng tam quan, vườn cột kinh, Tam điện chùa Tam Chúc (điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm), đình Tam Chúc, đàn tế trời chùa Ngọc...

Tại Điện Pháp Chủ của ngôi chùa lớn bậc nhất thế giới này có pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn, là một trong những pho tượng lớn nhất Đông Nam Á.

Tại Điện Tam Thế của chùa, ngay trước sân có cây bồ đề con được chiết từ cây bồ đề "Vĩ Đại Cát Tường" (Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay (2.250 tuổi) và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka).

Ngoài ra, tại chùa Tam Chúc còn có chiếc vạc đồng đen cao khoảng 4m, được điêu khắc các danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng của Việt Nam, cùng các trích dẫn về sư tổ trên mặt thân vạc...

Vào năm 2019, chùa Tam Chúc vinh dự được chọn tổ chức đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc - Vesak. Theo kế hoạch của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ 17 đến 20/5, chùa Tam Chúc sẽ cung rước và tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (bảo vật quốc gia Ấn Độ).

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được tôn trí tại Điện Tam Thế để tăng ni, phật tử và người dân đến chiêm bái.

Chùa Bái Đính nằm ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) là ngôi chùa từng được xếp hạng lớn nhất Đông Nam Á, sở hữu nhiều kỷ lục ấn tượng của châu Á và Việt Nam.

1747291852611.png

Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình - nơi đang sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á (Ảnh: Thái Bá).

Chùa Bái Đính hiện sở hữu tượng Phật dát vàng lớn nhất châu Á, hành lang La Hán dài nhất châu Á, tháp Xá Lợi cao nhất châu Á và tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.

Tại chùa Bái Đính cũng đang trồng cây bồ đề con được chiết từ cây bồ đề "Vĩ Đại Cát Tường" do đất nước Sri Lanka trao tặng. Mới đây, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka trong chuyến thăm Việt Nam đã đến chùa Bái Đính chiêm bái lễ Phật và dâng hương cầu nguyện tại khuôn viên cây bồ đề này.

Năm 2014, đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại chùa Bái Đính, tiếp đón khoảng 1.500 lãnh đạo các giáo hội, hệ phái phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, học giả, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các phật tử thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và khoảng 10 nghìn phật tử và nhân dân Việt Nam.

Nguồn: Dân Trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top