Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
Trưởng công an, phó trưởng công an cấp xã được thủ trưởng cơ quan CSĐT công an cấp tỉnh phân công có thẩm quyền tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, có mức cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù.
Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Huy Tiến sáng nay trình Quốc hội tờ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Viện trưởng Nguyễn Huy Tiến cho biết, thực tiễn xảy ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về tài sản, nhưng bị can bỏ trốn, truy nã mà không có kết quả hoặc bị can ở nước ngoài không thể triệu tập. Hành vi phạm tội của các bị can này có liên quan chặt chẽ đến hành vi phạm tội của các bị can khác trong vụ án.
Dù cơ quan tiến hành tố tụng đã có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội và ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố, truy tố bị can nhưng vẫn phải quyết định tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án mà không thể xử lý vắng mặt.
Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành mới chỉ có quy định về xét xử vắng mặt, chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục này trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Thực tế trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết kịp thời vụ án, xử lý các bị can khác trong vụ án, ảnh hưởng đến việc thu hồi tài sản.
Một là, bị can bỏ trốn và việc truy nã không có kết quả. Hai là, bị can đang ở nước ngoài mà không thể triệu tập để phục vụ các hoạt động điều tra hoặc phục vụ các hoạt động nhằm quyết định việc truy tố.
Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban nhất trí đối với quy định trên, việc bổ sung là phù hợp.
Dự thảo quy định các trường hợp này phải bảo đảm đầy đủ quyền bào chữa cho bị can theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự, như vậy là bảo đảm chặt chẽ. Hiện nay, tổ chức bộ máy CAND được cơ cấu thành 3 cấp (bộ, tỉnh, xã), không tổ chức công an cấp huyện. Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra của CAND sẽ còn 2 cấp, gồm cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh.
Để phù hợp với tình hình mới, dự thảo luật bổ sung quy định điều tra viên là trưởng (hoặc phó trưởng) công an cấp xã được quyền phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án ít nghiêm trọng, nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn xã có một số nhiệm vụ, quyền hạn như thủ trưởng cơ quan điều tra.
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đồng tình với việc bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn này, nhằm kịp thời chỉ đạo, giải quyết các vụ việc, vụ án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn cấp xã.
Tuy nhiên, Ủy ban cho rằng việc quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh tư pháp này đang có nhiều nội dung chưa phù hợp.
Dự thảo luật quy định điều tra viên là trưởng (hoặc phó trưởng) công an cấp xã có quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều tra của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, công an cấp xã không phải là một cấp cơ quan điều tra. Thẩm quyền điều tra vẫn thuộc cơ quan điều tra công an cấp tỉnh nhưng được giao cho điều tra viên là trưởng (hoặc phó trưởng) công an cấp xã đảm nhiệm.
Dự thảo cũng quy định chủ thể này có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Cơ quan thẩm tra cho rằng, qua rà soát các biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế đều không giao cho điều tra viên là trưởng (hoặc phó trưởng) công an cấp xã có thẩm quyền áp dụng.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Công an, dự thảo bổ sung quy định điều tra viên trung cấp trở lên (của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh) là trưởng công an, phó trưởng công an cấp xã được thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh phân công có thẩm quyền tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù xảy ra trên địa bàn cấp xã, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi không tổ chức công an cấp huyện.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị rà soát kỹ lưỡng để việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên thuộc cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh được bố trí là trưởng (hoặc phó) công an cấp xã bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất và khả thi.
Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Huy Tiến sáng nay trình Quốc hội tờ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Viện trưởng Nguyễn Huy Tiến cho biết, thực tiễn xảy ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về tài sản, nhưng bị can bỏ trốn, truy nã mà không có kết quả hoặc bị can ở nước ngoài không thể triệu tập. Hành vi phạm tội của các bị can này có liên quan chặt chẽ đến hành vi phạm tội của các bị can khác trong vụ án.
Dù cơ quan tiến hành tố tụng đã có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội và ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố, truy tố bị can nhưng vẫn phải quyết định tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án mà không thể xử lý vắng mặt.
Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành mới chỉ có quy định về xét xử vắng mặt, chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục này trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Thực tế trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết kịp thời vụ án, xử lý các bị can khác trong vụ án, ảnh hưởng đến việc thu hồi tài sản.

Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày tờ trình. Ảnh: Quốc hội
Vì vậy, Viện KSND tối cao đề xuất bổ sung quy định cơ quan điều tra có thể kết luận điều tra đề nghị truy tố, viện kiểm sát có thể quyết định truy tố bị can khi đã có đủ căn cứ và bảo đảm quyền bào chữa cho bị can trong 2 trường hợp sau:
Một là, bị can bỏ trốn và việc truy nã không có kết quả. Hai là, bị can đang ở nước ngoài mà không thể triệu tập để phục vụ các hoạt động điều tra hoặc phục vụ các hoạt động nhằm quyết định việc truy tố.
Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban nhất trí đối với quy định trên, việc bổ sung là phù hợp.
Dự thảo quy định các trường hợp này phải bảo đảm đầy đủ quyền bào chữa cho bị can theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự, như vậy là bảo đảm chặt chẽ. Hiện nay, tổ chức bộ máy CAND được cơ cấu thành 3 cấp (bộ, tỉnh, xã), không tổ chức công an cấp huyện. Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra của CAND sẽ còn 2 cấp, gồm cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh.
Để phù hợp với tình hình mới, dự thảo luật bổ sung quy định điều tra viên là trưởng (hoặc phó trưởng) công an cấp xã được quyền phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án ít nghiêm trọng, nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn xã có một số nhiệm vụ, quyền hạn như thủ trưởng cơ quan điều tra.
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đồng tình với việc bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn này, nhằm kịp thời chỉ đạo, giải quyết các vụ việc, vụ án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn cấp xã.
Tuy nhiên, Ủy ban cho rằng việc quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh tư pháp này đang có nhiều nội dung chưa phù hợp.
Dự thảo luật quy định điều tra viên là trưởng (hoặc phó trưởng) công an cấp xã có quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều tra của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, công an cấp xã không phải là một cấp cơ quan điều tra. Thẩm quyền điều tra vẫn thuộc cơ quan điều tra công an cấp tỉnh nhưng được giao cho điều tra viên là trưởng (hoặc phó trưởng) công an cấp xã đảm nhiệm.
Dự thảo cũng quy định chủ thể này có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Cơ quan thẩm tra cho rằng, qua rà soát các biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế đều không giao cho điều tra viên là trưởng (hoặc phó trưởng) công an cấp xã có thẩm quyền áp dụng.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Công an, dự thảo bổ sung quy định điều tra viên trung cấp trở lên (của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh) là trưởng công an, phó trưởng công an cấp xã được thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh phân công có thẩm quyền tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù xảy ra trên địa bàn cấp xã, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi không tổ chức công an cấp huyện.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị rà soát kỹ lưỡng để việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên thuộc cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh được bố trí là trưởng (hoặc phó) công an cấp xã bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất và khả thi.
Nguồn: Vietnamnet