Một phụ nữ 59 tuổi bất ngờ được chẩn đoán ung thư thận dù không xuất hiện các dấu hiệu kinh điển như đau hông lưng hay tiểu máu.
Ngày 9/5, TS.BS Trương Hoàng Minh – Trưởng Khoa Ngoại niệu - Ghép thận, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) – cho biết, bệnh nhân đến khám trong tình trạng nôn ói, đau vùng thượng vị và chóng mặt. Trước đó, bà hoàn toàn không có biểu hiện bất thường liên quan đến thận.
Kết quả siêu âm cho thấy một khối u kích thước 75 x 60 mm tại cực trên thận phải. Hình ảnh CT nghi ngờ ung thư biểu mô tế bào thận (RCC), may mắn chưa có dấu hiệu xâm lấn ra ngoài thận.
Các bác sĩ đã tiến hành can thiệp tắc mạch để giảm lượng máu nuôi khối u, sau đó thực hiện phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u, bảo tồn phần nhu mô thận lành còn lại. Nhờ được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, bệnh nhân phục hồi nhanh và duy trì chức năng thận ở mức tối ưu.
Ung thư biểu mô tế bào thận là dạng ung thư thận phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% các ca ở người lớn. Bệnh thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, với tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ. Do tiến triển âm thầm, nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn hoặc di căn.
Bác sĩ Minh cho biết, tam chứng kinh điển của ung thư thận gồm: đau vùng hông lưng, tiểu máu và sờ thấy khối u ở bụng. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10–15% bệnh nhân xuất hiện đủ cả ba triệu chứng này. Đa số ca bệnh được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc siêu âm bụng vì lý do khác.
Ngoài ra, các triệu chứng toàn thân như: sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài, sốt dai dẳng hoặc tăng huyết áp cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận, nhưng dễ bị bỏ qua.
Chẩn đoán RCC chủ yếu dựa vào các phương tiện hình ảnh như siêu âm, CT hoặc MRI. Trong một số trường hợp, sinh thiết hoặc các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định để đánh giá mức độ tổn thương.
Các phương pháp điều trị bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ khối u (toàn bộ hoặc một phần thận), can thiệp tắc mạch, điều trị miễn dịch hoặc liệu pháp nhắm trúng đích. Với sự phát triển của y học, nhiều bệnh nhân được phẫu thuật theo hướng bảo tồn, giúp duy trì chức năng thận và nâng cao chất lượng sống.
Bác sĩ khuyến cáo, người dân – đặc biệt là nhóm trung niên và cao tuổi – nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, trong đó có siêu âm bụng và kiểm tra chức năng thận. Việc phát hiện sớm sẽ mở ra cơ hội điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nghiêm trọng khi bệnh đã tiến triển nặng.
Ngày 9/5, TS.BS Trương Hoàng Minh – Trưởng Khoa Ngoại niệu - Ghép thận, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) – cho biết, bệnh nhân đến khám trong tình trạng nôn ói, đau vùng thượng vị và chóng mặt. Trước đó, bà hoàn toàn không có biểu hiện bất thường liên quan đến thận.
Kết quả siêu âm cho thấy một khối u kích thước 75 x 60 mm tại cực trên thận phải. Hình ảnh CT nghi ngờ ung thư biểu mô tế bào thận (RCC), may mắn chưa có dấu hiệu xâm lấn ra ngoài thận.
Các bác sĩ đã tiến hành can thiệp tắc mạch để giảm lượng máu nuôi khối u, sau đó thực hiện phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u, bảo tồn phần nhu mô thận lành còn lại. Nhờ được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, bệnh nhân phục hồi nhanh và duy trì chức năng thận ở mức tối ưu.

Chụp CT cho bệnh nhân (Ảnh: Báo VnExpress)
Ung thư biểu mô tế bào thận là dạng ung thư thận phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% các ca ở người lớn. Bệnh thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, với tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ. Do tiến triển âm thầm, nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn hoặc di căn.
Bác sĩ Minh cho biết, tam chứng kinh điển của ung thư thận gồm: đau vùng hông lưng, tiểu máu và sờ thấy khối u ở bụng. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10–15% bệnh nhân xuất hiện đủ cả ba triệu chứng này. Đa số ca bệnh được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc siêu âm bụng vì lý do khác.
Ngoài ra, các triệu chứng toàn thân như: sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài, sốt dai dẳng hoặc tăng huyết áp cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận, nhưng dễ bị bỏ qua.
Chẩn đoán RCC chủ yếu dựa vào các phương tiện hình ảnh như siêu âm, CT hoặc MRI. Trong một số trường hợp, sinh thiết hoặc các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định để đánh giá mức độ tổn thương.
Các phương pháp điều trị bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ khối u (toàn bộ hoặc một phần thận), can thiệp tắc mạch, điều trị miễn dịch hoặc liệu pháp nhắm trúng đích. Với sự phát triển của y học, nhiều bệnh nhân được phẫu thuật theo hướng bảo tồn, giúp duy trì chức năng thận và nâng cao chất lượng sống.
Bác sĩ khuyến cáo, người dân – đặc biệt là nhóm trung niên và cao tuổi – nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, trong đó có siêu âm bụng và kiểm tra chức năng thận. Việc phát hiện sớm sẽ mở ra cơ hội điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nghiêm trọng khi bệnh đã tiến triển nặng.
Nguồn tin: vnexpress.net.