Ngày 29/06, Nhà hát Chèo Việt Nam đã có một vở diễn đặc biệt - vở diễn "Xúy Vân" - cũng là vở diễn cuối cùng của Nhà hát Chèo Việt Nam
Do 3 nhà hát Tuồng, Chèo, Cải Lương sẽ sáp nhập và đổi tên thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam trước ngày 1/8 theo quyết định sáp nhập của Nhà nước. Chính vì vậy sẽ không còn tên Nhà hát Chèo Việt Nam nữa mà các nhà hát sẽ bắt đầu hợp nhất với cái tên mới.
Và tối ngày 29/6/2025 qua, một kiệt tác mẫu mực của nghệ thuật chèo – vở diễn "Xúy Vân" đã chính thức khép lại hành trình đầy cảm xúc của tên gọi 'Nhà hát Chèo Việt Nam', để mở ra một chặng mới với nhiều điều đặc biệt hơn. Đây không đơn thuần là một buổi biểu diễn, mà còn là lời chào trân trọng, lời tri ân sâu sắc mà Nhà hát gửi tới Quý vị khán giả thân yêu.
Vở diễn Xuý Vân ngày 29/6 là vở diễn cuối cùng được diễn với danh nghĩa Nhà hát Chèo Việt Nam. Nhưng không vì thế mà Chèo mất đi, chỉ cần còn một người yêu Chèo thì các nghệ sĩ vẫn sẽ diễn Chèo và cống hiến.
Đáp lại tình cảm đó, trong 2 tối ngày 28 và 29.6, gần 1.000 khán giả đã tới chật kín khán phòng của Nhà hát Chèo Việt Nam để xem vở chèo cổ 'Xúy Vân', một trong những tác phẩm đặc sắc của nghệ thuật chèo truyền thống Việt Nam.
(Khán giả tới chật kín khán phòng Nhà hát Chèo Việt Nam.)
Trải qua hành trình dài đầy tâm huyết, Nhà hát Chèo Việt Nam đã không ngừng nỗ lực lan tỏa giá trị tinh hoa của nghệ thuật chèo đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Gắn bó mật thiết với tiến trình phát triển của đất nước, vượt qua biết bao thăng trầm của lịch sử, Nhà hát đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc sắc, là nơi lưu giữ ký ức và tâm hồn của nhiều thế hệ người Việt.
Do 3 nhà hát Tuồng, Chèo, Cải Lương sẽ sáp nhập và đổi tên thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam trước ngày 1/8 theo quyết định sáp nhập của Nhà nước. Chính vì vậy sẽ không còn tên Nhà hát Chèo Việt Nam nữa mà các nhà hát sẽ bắt đầu hợp nhất với cái tên mới.

Và tối ngày 29/6/2025 qua, một kiệt tác mẫu mực của nghệ thuật chèo – vở diễn "Xúy Vân" đã chính thức khép lại hành trình đầy cảm xúc của tên gọi 'Nhà hát Chèo Việt Nam', để mở ra một chặng mới với nhiều điều đặc biệt hơn. Đây không đơn thuần là một buổi biểu diễn, mà còn là lời chào trân trọng, lời tri ân sâu sắc mà Nhà hát gửi tới Quý vị khán giả thân yêu.

Vở diễn Xuý Vân ngày 29/6 là vở diễn cuối cùng được diễn với danh nghĩa Nhà hát Chèo Việt Nam. Nhưng không vì thế mà Chèo mất đi, chỉ cần còn một người yêu Chèo thì các nghệ sĩ vẫn sẽ diễn Chèo và cống hiến.


Đáp lại tình cảm đó, trong 2 tối ngày 28 và 29.6, gần 1.000 khán giả đã tới chật kín khán phòng của Nhà hát Chèo Việt Nam để xem vở chèo cổ 'Xúy Vân', một trong những tác phẩm đặc sắc của nghệ thuật chèo truyền thống Việt Nam.

(Khán giả tới chật kín khán phòng Nhà hát Chèo Việt Nam.)
Trải qua hành trình dài đầy tâm huyết, Nhà hát Chèo Việt Nam đã không ngừng nỗ lực lan tỏa giá trị tinh hoa của nghệ thuật chèo đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Gắn bó mật thiết với tiến trình phát triển của đất nước, vượt qua biết bao thăng trầm của lịch sử, Nhà hát đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc sắc, là nơi lưu giữ ký ức và tâm hồn của nhiều thế hệ người Việt.
Sửa lần cuối: