Là hai thành viên quan trọng trong nội khối ASEAN, đóng góp lớn vào sự phát triển của Cộng đồng ASEAN (AC), nhưng những diễn biến xung đột biến giới giữa Thái Lan và Campuchia không chỉ tác động xấu đến kinh tế xã hội hai nước mà còn tác động sâu rộng đến sự ổn định, phát triển kinh tế trong ASEAN nói chung, trong đó có Việt Nam.
Ở khía cạnh hợp tác đầu tư, thương mại, Thái Lan là nhà đầu tư, đối tác hợp tác đồng hành phát triển lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến phát triển của Việt Nam. Trong khi, Campuchia là nước láng giềng gần gũi, thị trường thương mại và thị trường đầu tư lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hai nước là bạn hàng, là đối tác lớn của Việt Nam trong khu vực
Điều đó nói lên rằng, sự ổn định, phát triển và phồn thịnh của Thái Lan, Campuchia không chỉ giúp hai nước này có tiếng nói trong khu vực, trường quốc tế mà còn giúp nền kinh tế Việt Nam trở nên đa dạng; hai nước là bạn hàng, là đối tác lớn để cùng chung xứ mệnh nâng tầm kinh tế khu vực ổn định, phát triển.
Tuy nhiên, những diễn biến xấu đi trong quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan; xung đột biên giới giữa hai nước này đã và đang gây tổn hại đối với mối quan hệ thương mại nội khối, quan hệ song đa phương giữa nhiều đối tác trong khu vực vốn chịu tác động bất lợi từ các đứt gãy chuỗi sản xuất, lợi ích của các nước lớn nay lại càng thách thức, khó đoạn định hơn.
Là nước nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam có quan hệ kinh tế tốt đẹp với cả hai quốc gia. Với Campuchia, đây là láng giềng, là thị trường thương mại lớn của các doanh nghiệp Việt. Trong những năm gần đây, bất chấp những thách thức từ kinh tế toàn cầu, thương mại hai chiều vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực.
Kim ngạch đã vượt mốc 5 tỷ USD vào năm 2019 và đạt đỉnh điểm gần 11 tỷ USD vào năm 2021 và duy trì ở mức cao đều trong các năm từ 2022 đến nay. Số liệu mới nhất của Cục Hải quan, Bộ Tài chính cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Campuchia năm 2024 đạt khoảng 10 tỷ USD, cán cân thương mại xuất siêu 500 triệu USD đến ngưỡng 1 tỷ USD/năm.
Việt Nam xuất sang Campuchia nhiều sản phẩm đa dạng từ nông, lâm thuỷ sản, đồ công nghiệp (sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón đến hàng tiêu dùng). Trong khi đó, Campuchia là thị trường cung ứng cho Việt Nam nhiều sản phẩm nông sản có chất lượng như cao su, gỗ nguyên liệu, điều, thuỷ sản, nông sản…
Tác động của xung đột biên giới chưa có thống kê, song nếu xung đột lan rộng, có thể tác động rất xấu, làm đứt gãy chuỗi sản xuất, phân phối nguyên liệu và gián đoạn đầu tư của kinh tế khu vực bán đảo Đông Dương
Về Đầu tư, Campuchia là đối tác đầu tư nằm trong top 5 của Việt Nam, theo số liệu của Bộ KH&ĐT (nay là Bộ Tài chính), hết năm 2024, Việt Nam có khoảng 200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Campuchia, ước tính có khoảng trên 100 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động và đầu tư trực tiếp tại Campuchia.
Về tổng vốn, theo báo cáo của Bộ Tài chính, hiện vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam tại Campuchia đạt khoảng 3 tỷ USD, Việt Nam trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia (top 5), các doanh nghiệp Việt đầu tư lớn vào nước này là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Viettel (với Metfone), Ngân hàng BIDV, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), v.v.
Trong khi đó, Thái Lan là nền kinh tế hàng đầu khu vực ASEAN, có đầu tư thương mại lớn với Việt Nam. Theo số liệu của Cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan trong năm 2024 tiếp tục duy trì ở mức cao và đạt khoảng 20 tỷ USD. Thái Lan là thị trường cung cấp các sản phẩm máy móc, cơ khí, ô tô và xăng dầu, đồ uống, rau củ quả cho Việt Nam. Trong khi Việt Nam là đối tác cung cấp nhiều mặt hàng như điện thoại và linh kiện, dệt may, cao su, máy móc thiết bị cho xứ Chùa Vàng.
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT (nay là Bộ Tài chính), hết năm 2024, Thái Lan có khoảng trên 700 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký dao động khoảng 15 tỷ USD. Trong danh sách các nhà đầu tư vào Việt Nam, Thái Lan thường xuyên nằm trong Top 10 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam; tại ASEAN, các nhà đầu tư xứ Chùa Vàng đứng trong top 4 đầu tư lớn vào Việt Nam sau Singapore, Indonesia và Maylaysia.
Doanh nghiệp Thái Lan có sự ảnh hưởng đặc biệt lớn trong các ngành bán lẻ và chuỗi thức ăn chăn nuôi với hai đại diện lớn là CP Group và Central Retail Group (CRG).
Xung đột gia tăng sẽ gây tổn hại kinh tế khu vực
Theo thống kê sơ bộ, các lĩnh vực mà doanh nghiệp Thái đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất là năng lượng (dầu khí), hoá chất, hàng tiêu dùng, sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi… Tại Việt Nam có sự hiện diện của hầu hết những tên tuổi lớn của kinh tế Thái Lan như Central Retail Group (CRG) đầu tư trong lĩnh vực sản xuất hoá mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, bán lẻ, CP Group- chăn nuôi, cung ứng chuỗi thực phẩm, SCG (Siam Cement Group) đầu tư lớn vào ngành hóa dầu, vật liệu xây dựng, bao bì…
Trao đổi với PV Dân Việt, PGS, TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam cho rằng: Xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia không chỉ phủ bóng đen lên thương mại giữa hai nước này mà còn khiến các đối tác trong khu vực lo ngại.
Theo ông Lược, Việt Nam là quốc gia có lợi ích cốt lõi trong hoà bình và phát triển của hai quốc gia nói riêng và trên bình diện khu vực. Việt Nam được nhiều nhà đầu tư Thái Lan đổ vốn, sự ổn định của Thái Lan giúp cho doanh nghiệp họ duy trì trạng thái sản xuất ổn định, phát triển. Sự phát triển ổn định của doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam trong điều kiện an toàn, ổn định sẽ giúp bản thân hai nền kinh tế bổ trợ tốt cho nhau.
Trong khi đó, Campuchia là địa bàn mà nhiều doanh nghiệp Việt đang bỏ vốn làm ăn, cung ứng các dịch vụ. Chính vì vậy, sự ổn định và phát triển, an toàn của xã hội Campuchia có lợi cho doanh nghiệp Việt, người Việt đang đầu tư, sinh sống tại đất nước này.
“Trong bối cảnh Việt Nam cần sự ổn định, tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu lớn, xung đột giữa hai người hàng xóm, hai người bạn có quan hệ kinh tế, thương mại đặc biệt sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Việc kéo dài căng thẳng giữa hai quốc gia trong bối cảnh kinh tế thế giới đứt gãy và có nhiều bất ổn sẽ giáng đòn mạnh đến nền kinh tế hai quốc gia này, ảnh hưởng chung đến khu vực. Việt Nam cần Thái Lan và Campuchia ổn định để cùng xây dựng một cộng đồng ASEAN phát triển, hoà bình và phồn thịnh”, ông Lược cho hay.
Theo các chuyên gia, xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia chưa tác động xấu đối với các lợi ích cốt lõi của kinh tế Việt Nam, song đây là nguy cơ thường trực và việc leo thang căng thẳng có thể dẫn đến xung đột toàn diện điều này sẽ gây bất lợi lớn cho không chỉ hai đối tác lớn Thái Lan và Campuchia mà còn nhiều đối tác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam với Thái Lan, với Campuchia trong năm 2024 là khoảng 30 tỷ USD, chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với 10 nước ASEAN (84 tỷ USD). Đây là con số lớn trong bối cảnh thương mại thế giới đứt gãy, chuỗi giá trị toàn cầu đang sắp xếp lại. Nếu xung đột leo thang, có thể tác động xấu đến thương mại hai chiều và sự ổn định chuỗi xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện của các nước trong khu vực, nhất là khu các nền kinh tế ASEAN có mối quan hệ tương hỗ, phụ thuộc nhau khá lớn.
Đặc biệt, về du lịch và dịch vụ, hiện GDP Thái Lan được đóng góp khoảng 50% bởi dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn. Tương tự, Campuchia cũng đang trong quá trình xây dựng và phát triển ngành dịch vụ du lịch, hạ tầng. Kết nối các điểm đến du lịch giữa Thái Lan, Campuchia với các nước trong khu vực có thể bị ảnh hưởng xấu nếu xung đột leo thang, đáng nói, trong năm 2024, có khoảng 470.000 lượt khách du lịch Thái Lan và hơn 400.000 khách du lịch Campuchia đến Việt Nam.
Ở khía cạnh hợp tác đầu tư, thương mại, Thái Lan là nhà đầu tư, đối tác hợp tác đồng hành phát triển lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến phát triển của Việt Nam. Trong khi, Campuchia là nước láng giềng gần gũi, thị trường thương mại và thị trường đầu tư lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hai nước là bạn hàng, là đối tác lớn của Việt Nam trong khu vực
Điều đó nói lên rằng, sự ổn định, phát triển và phồn thịnh của Thái Lan, Campuchia không chỉ giúp hai nước này có tiếng nói trong khu vực, trường quốc tế mà còn giúp nền kinh tế Việt Nam trở nên đa dạng; hai nước là bạn hàng, là đối tác lớn để cùng chung xứ mệnh nâng tầm kinh tế khu vực ổn định, phát triển.

Căng thẳng xung đột biên giới giữa Thái Lan - Campuchia được dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế hai quốc gia này (Ảnh xe quân sự Thái Lan - Reuters).
Tuy nhiên, những diễn biến xấu đi trong quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan; xung đột biên giới giữa hai nước này đã và đang gây tổn hại đối với mối quan hệ thương mại nội khối, quan hệ song đa phương giữa nhiều đối tác trong khu vực vốn chịu tác động bất lợi từ các đứt gãy chuỗi sản xuất, lợi ích của các nước lớn nay lại càng thách thức, khó đoạn định hơn.
Là nước nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam có quan hệ kinh tế tốt đẹp với cả hai quốc gia. Với Campuchia, đây là láng giềng, là thị trường thương mại lớn của các doanh nghiệp Việt. Trong những năm gần đây, bất chấp những thách thức từ kinh tế toàn cầu, thương mại hai chiều vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực.
Kim ngạch đã vượt mốc 5 tỷ USD vào năm 2019 và đạt đỉnh điểm gần 11 tỷ USD vào năm 2021 và duy trì ở mức cao đều trong các năm từ 2022 đến nay. Số liệu mới nhất của Cục Hải quan, Bộ Tài chính cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Campuchia năm 2024 đạt khoảng 10 tỷ USD, cán cân thương mại xuất siêu 500 triệu USD đến ngưỡng 1 tỷ USD/năm.
Việt Nam xuất sang Campuchia nhiều sản phẩm đa dạng từ nông, lâm thuỷ sản, đồ công nghiệp (sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón đến hàng tiêu dùng). Trong khi đó, Campuchia là thị trường cung ứng cho Việt Nam nhiều sản phẩm nông sản có chất lượng như cao su, gỗ nguyên liệu, điều, thuỷ sản, nông sản…
Tác động của xung đột biên giới chưa có thống kê, song nếu xung đột lan rộng, có thể tác động rất xấu, làm đứt gãy chuỗi sản xuất, phân phối nguyên liệu và gián đoạn đầu tư của kinh tế khu vực bán đảo Đông Dương
Về Đầu tư, Campuchia là đối tác đầu tư nằm trong top 5 của Việt Nam, theo số liệu của Bộ KH&ĐT (nay là Bộ Tài chính), hết năm 2024, Việt Nam có khoảng 200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Campuchia, ước tính có khoảng trên 100 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động và đầu tư trực tiếp tại Campuchia.
Về tổng vốn, theo báo cáo của Bộ Tài chính, hiện vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam tại Campuchia đạt khoảng 3 tỷ USD, Việt Nam trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia (top 5), các doanh nghiệp Việt đầu tư lớn vào nước này là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Viettel (với Metfone), Ngân hàng BIDV, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), v.v.
Trong khi đó, Thái Lan là nền kinh tế hàng đầu khu vực ASEAN, có đầu tư thương mại lớn với Việt Nam. Theo số liệu của Cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan trong năm 2024 tiếp tục duy trì ở mức cao và đạt khoảng 20 tỷ USD. Thái Lan là thị trường cung cấp các sản phẩm máy móc, cơ khí, ô tô và xăng dầu, đồ uống, rau củ quả cho Việt Nam. Trong khi Việt Nam là đối tác cung cấp nhiều mặt hàng như điện thoại và linh kiện, dệt may, cao su, máy móc thiết bị cho xứ Chùa Vàng.
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT (nay là Bộ Tài chính), hết năm 2024, Thái Lan có khoảng trên 700 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký dao động khoảng 15 tỷ USD. Trong danh sách các nhà đầu tư vào Việt Nam, Thái Lan thường xuyên nằm trong Top 10 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam; tại ASEAN, các nhà đầu tư xứ Chùa Vàng đứng trong top 4 đầu tư lớn vào Việt Nam sau Singapore, Indonesia và Maylaysia.
Doanh nghiệp Thái Lan có sự ảnh hưởng đặc biệt lớn trong các ngành bán lẻ và chuỗi thức ăn chăn nuôi với hai đại diện lớn là CP Group và Central Retail Group (CRG).
Xung đột gia tăng sẽ gây tổn hại kinh tế khu vực
Theo thống kê sơ bộ, các lĩnh vực mà doanh nghiệp Thái đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất là năng lượng (dầu khí), hoá chất, hàng tiêu dùng, sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi… Tại Việt Nam có sự hiện diện của hầu hết những tên tuổi lớn của kinh tế Thái Lan như Central Retail Group (CRG) đầu tư trong lĩnh vực sản xuất hoá mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, bán lẻ, CP Group- chăn nuôi, cung ứng chuỗi thực phẩm, SCG (Siam Cement Group) đầu tư lớn vào ngành hóa dầu, vật liệu xây dựng, bao bì…

Xung đột biên giới và căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia có thể tác động nặng đến ngành du lịch và kinh tế của hai quốc gia (Ảnh: Khu di tích Angkor Wat của Campuchia).
Trao đổi với PV Dân Việt, PGS, TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam cho rằng: Xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia không chỉ phủ bóng đen lên thương mại giữa hai nước này mà còn khiến các đối tác trong khu vực lo ngại.
Theo ông Lược, Việt Nam là quốc gia có lợi ích cốt lõi trong hoà bình và phát triển của hai quốc gia nói riêng và trên bình diện khu vực. Việt Nam được nhiều nhà đầu tư Thái Lan đổ vốn, sự ổn định của Thái Lan giúp cho doanh nghiệp họ duy trì trạng thái sản xuất ổn định, phát triển. Sự phát triển ổn định của doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam trong điều kiện an toàn, ổn định sẽ giúp bản thân hai nền kinh tế bổ trợ tốt cho nhau.
Trong khi đó, Campuchia là địa bàn mà nhiều doanh nghiệp Việt đang bỏ vốn làm ăn, cung ứng các dịch vụ. Chính vì vậy, sự ổn định và phát triển, an toàn của xã hội Campuchia có lợi cho doanh nghiệp Việt, người Việt đang đầu tư, sinh sống tại đất nước này.
“Trong bối cảnh Việt Nam cần sự ổn định, tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu lớn, xung đột giữa hai người hàng xóm, hai người bạn có quan hệ kinh tế, thương mại đặc biệt sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Việc kéo dài căng thẳng giữa hai quốc gia trong bối cảnh kinh tế thế giới đứt gãy và có nhiều bất ổn sẽ giáng đòn mạnh đến nền kinh tế hai quốc gia này, ảnh hưởng chung đến khu vực. Việt Nam cần Thái Lan và Campuchia ổn định để cùng xây dựng một cộng đồng ASEAN phát triển, hoà bình và phồn thịnh”, ông Lược cho hay.
Theo các chuyên gia, xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia chưa tác động xấu đối với các lợi ích cốt lõi của kinh tế Việt Nam, song đây là nguy cơ thường trực và việc leo thang căng thẳng có thể dẫn đến xung đột toàn diện điều này sẽ gây bất lợi lớn cho không chỉ hai đối tác lớn Thái Lan và Campuchia mà còn nhiều đối tác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Khu di tích đền vàng, thắng cảnh thu hút khách du lịch của Thái Lan có thể sẽ chịu tác động từ xung đột biên giới, xung đột lan rộng giữa Thái Lan - Campuchia.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam với Thái Lan, với Campuchia trong năm 2024 là khoảng 30 tỷ USD, chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với 10 nước ASEAN (84 tỷ USD). Đây là con số lớn trong bối cảnh thương mại thế giới đứt gãy, chuỗi giá trị toàn cầu đang sắp xếp lại. Nếu xung đột leo thang, có thể tác động xấu đến thương mại hai chiều và sự ổn định chuỗi xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện của các nước trong khu vực, nhất là khu các nền kinh tế ASEAN có mối quan hệ tương hỗ, phụ thuộc nhau khá lớn.
Đặc biệt, về du lịch và dịch vụ, hiện GDP Thái Lan được đóng góp khoảng 50% bởi dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn. Tương tự, Campuchia cũng đang trong quá trình xây dựng và phát triển ngành dịch vụ du lịch, hạ tầng. Kết nối các điểm đến du lịch giữa Thái Lan, Campuchia với các nước trong khu vực có thể bị ảnh hưởng xấu nếu xung đột leo thang, đáng nói, trong năm 2024, có khoảng 470.000 lượt khách du lịch Thái Lan và hơn 400.000 khách du lịch Campuchia đến Việt Nam.